Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayMain stream

Giải pháp marketing mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ


--

Theo ông Lê Bảo Quốc, CEO & Founder Công ty cổ phần Công nghệ Modoro, Ybai Marketing hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động khách hàng giới thiệu khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng tự động.

 Đội ngũ phát triển Ybai Marketing. Ảnh: Modoro

Thu hút khách hàng - bài toán khó của DN nhỏ và vừa

Một trong những khía cạnh khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc chưa biết cách thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Họ cố gắng tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn để tạo lưu lượng (traffic) và tìm kiếm cơ hội để chào hàng. Tuy nhiên, đối với khách hàng, họ thường ưu tiên mua hàng từ các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh mẽ hoặc được giới thiệu bởi bạn bè hoặc người quen.

Từ đó, ông Lê Bảo Quốc nhận định, MGM Marketing (Member Get Member: khách hàng thân thiết giới thiệu khách hàng mới) hứa hẹn là kênh bán hàng hiệu quả nhờ đánh trúng tâm lý của người mua hàng. 

“Hãy tưởng tượng nếu bạn có hàng nghìn người làm các nội dung hấp dẫn nói về sản phẩm của bạn trên internet, chuyện gì sẽ xảy ra? Có phải thương hiệu của bạn sẽ trở nên uy tín hơn và nổi tiếng hơn, điều đó giúp bạn bán được hàng nhanh chóng?”, ông Lê Bảo Quốc phân tích.

Đây cũng là động lực Công ty cổ phần Công nghệ Modoro tạo ra Ybai Marketing - một nền tảng marketing hỗ trợ tối ưu hóa các hoạt động khách hàng giới thiệu khách hàng và chăm sóc khách hàng tự động một cách đơn giản. Từ đó doanh nghiệp có thể chuyển đổi tất cả những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành và trở thành đại sứ của thương hiệu.

Cách Ybai Marketing hỗ trợ doanh nghiệp

Cũng theo CEO của Modoro, Ybai là một nền tảng marketing all-in-one bởi nó tích hợp nhiều phương pháp marketing trong một hệ thống, bao gồm: MGM Marketing (các chương trình khách hàng giới thiệu khách hàng; Affiliate/Referral…); Funnel Marketing (xây dựng các chiến dịch quà tặng, các chương trình game viral thu hút khách hàng…); Automation Marketing (triển khai các kịch bản chăm sóc khách hàng tự động qua email, zalo,...); Simple CRM (quản lý theo dõi khách hàng và các hoạt động bán hàng). 

Đồng thời, Ybai còn là một hệ thống tiếp thị liên kết đa kênh giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các chương trình Affiliate lên các website đang có.

Giao diện dashboard giải pháp Ybai Marketing. Ảnh: Modoro

Nhờ các phương pháp marketing tích hợp, Ybai hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng theo 5 chiến lược cụ thể:

Nhân bản khách hàng: Tạo các hoạt động chính sách để khách hàng thu hút khách hàng mới như: Quay video review sản phẩm để nhận ưu đãi; Ưu đãi MGM: Khách hàng được ưu đãi cho bạn bè người thân; Chương trình mua chung giúp thúc đẩy khách hàng mời bạn bè.

Gamification: Tạo các game để khách hàng tham gia thông qua đó họ được nhận thưởng ví dụ khi khách hàng giới thiệu người tham gia, sáng tạo nội dung cùng thương hiệu, đăng tải và chia sẻ nội dung về sản phẩm… sẽ được nhận thưởng.

Liên minh hợp tác: Bằng cách kết nối với các đối tác có cùng phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Ưu đãi chéo: khách hàng các bên sẽ được ưu đãi khi mua hàng bên còn lại; Combo Mix: khách hàng mua combo có cả sản phẩm dịch vụ cả hai bên hợp tác sẽ được mức giá tốt nhất; Hoạt động chung: tổ chức sự kiện để mời tất cả khách hàng của hai bên hợp tác tới tham dự và ra mắt các chương trình thành viên; Tạo thẻ thành viên và xây dựng hệ sinh thái.

Đại sứ thương hiệu: bằng cách chuyển giao toàn bộ quy trình bán hàng cho khách hàng và chuyển đổi họ thành những đại sứ thương hiệu qua các chương trình như: Mentor/Coach/Trainer: đào tạo và thu hút thêm khách hàng mới; Chuyển giao quy trình và sản phẩm.

Cộng đồng KOL/LOC/Reviewer/Affiliate: Ngày nay có rất nhiều cộng đồng như vậy, họ đang tìm kiếm các công việc kinh doanh online và sẵn sàng đi bán hàng cho bạn khi bạn cho họ thấy sản phẩm uy tín và chính sách hấp dẫn. 

“Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp áp dụng Ybai để tạo ra những ưu đãi MGM, những người quay video review có thể thúc đẩy người xem mua hàng thông qua việc đăng ký qua link giới thiệu của họ, từ đó người mua sẽ được ưu đãi khủng cho lần đầu tiên. Và chính họ - những người reviewer cũng được nhận quà và hoa hồng khi có đơn hàng đăng ký thành công”, ông Lê Bảo Quốc cho hay. 

 Khách hàng thân thiết giới thiệu khách hàng mới. Ảnh: Modoro

Ông Lê Bảo Quốc cho biết thêm, đây cũng chính là những gì Modoro đã áp dụng khi ra mắt dự án Ybai. Và đến thời điểm hiện tại Ybai đã triển khai hơn 1000 doanh nghiệp và hơn 50.000 cộng tác viên.

 

Giải pháp YBAI Marketing - Công ty cổ phần công nghệ Modoro

Website: ybai.vn

Email: ybai@...

Hotline: 08 1900 0790

Công ty chủ quản: Công ty cổ phần công nghệ Modoro

(Nguồn: Công ty cổ phần công nghệ Modoro)


 

SpaceX muốn mang Starlink tới Việt Nam

Nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 tại thành phố New York (Mỹ), chiều ngày 20/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ và thế giới, trong đó có Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX của tỷ phú Elon Musk (chuyên về cung cấp tàu vũ trụ, dịch vụ phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh).

Tại cuộc gặp, ông Tim Hughes - Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Quan hệ Chính phủ và Kinh doanh toàn cầu của SpaceX cho biết, tập đoàn này dự kiến sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD vào Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn được cấp phép đầu tư cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam.

Theo Báo điện tử Chính phủ , Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh SpaceX chủ động đề xuất mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam, đồng thời cho biết sẽ giao các cơ quan có liên quan trao đổi và hướng dẫn Tập đoàn thực hiện các dự án hợp tác, đầu tư trong khuôn khổ pháp lý; đề nghị tập đoàn góp ý về các chính sách liên quan.

SpaceX muốn mang Starlink tới Việt Nam. Ảnh: citizentv

Theo TTXVN , Thủ tướng còn đề nghị SpaceX quan tâm nghiên cứu và đề xuất với các đối tác OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị viễn thông tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thủ tướng cũng gửi lời mời Chủ tịch Tập đoàn SpaceX Elon Musk dự Triển lãm Công nghệ Quốc tế tại Việt Nam vào cuối năm nay; đồng thời tạo động lực, truyền cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam trong đổi mới sáng tạo và sử dụng sản phẩm của SpaceX.

'Kỳ quan bên ngoài thế giới'

Theo tờ Economist , hệ thống Starlink được ví như một trong những "kỳ quan bên ngoài thế giới" với 3.335 vệ tinh đang hoạt động , chiếm hơn một nửa tổng số vệ tinh của cả thế giới. Hiện tại, SpaceX đang cung cấp mạng vệ tinh mang tới khả năng truy cập internet tốc độ cao cho người dùng ở 45 quốc gia, với ít nhất 1 triệu người đăng ký.

Theo NASA Space Flight , tổng chi phí của dự án kéo dài một thập kỷ để thiết kế, xây dựng và triển khai được SpaceX ước tính vào tháng 5 năm 2018 là khoảng 10 tỷ USD.

Năm 2012, trong bài thuyết trình tại hội nghị MWC 2021, ông Elon Musk cho biết, SpaceX đã đầu tư 5-10 tỷ USD vào Starlink trước khi dịch vụ này sinh lãi được cho công ty.

Bên cạnh đó, SpaceX sẵn sàng đầu tư tới 30 tỷ USD để mở rộng Starlink, tiến tới phủ sóng mạng lưới này ở gần như mọi nơi trên toàn cầu, "ngoại trừ 2 vùng cực".

Starlink là "công nghệ thay đổi cuộc chơi" trong thế giới của kết nối internet. Ảnh: Digital

Tờ Nikkei Asia cho hay, SpaceX đang mở rộng đế chế kinh doanh của mình với số vụ phóng vệ tinh gia tăng mạnh, chiếm hơn 60% số vụ phóng vệ tinh trên thế giới (tính từ đầu năm cho tới tháng 7/2023).

Một tên lửa SpaceX có khả năng mang 60 vệ tinh cùng lúc. Trong 6 tháng đầu năm nay, SpaceX đã đưa hơn 1.000 vệ tinh lên quỹ đạo. Nếu tính từ năm 2019 tới nay thì SpaceX đã đưa gần 5.000 vệ tinh lên không gian và đã xin phép vận hành tổng cộng 42.000 vệ tinh.

SpaceX có rất ít đối thủ cạnh tranh ở mảng vệ tinh viễn thông, đối thủ "nặng ký" nhất có lẽ là Amazon.

Các vệ tinh Starlink của SpaceX có thể cung cấp khả năng truy cập internet tốc độ cao khi chúng quay quanh quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất từ 300-600km - khoảng cách này thấp hơn nhiều so với vệ tinh khí tượng và các vệ tinh khác (chúng thường hoạt động trong quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất khoảng 36.000km). Để truy cập internet, khách hàng của Starlink chỉ cần lắp đặt ăng-ten 50x30cm.

Hãng tàu du lịch Royal Caribbean Group (Mỹ) và hãng hàng không giá rẻ Zipair Tokyo của Nhật Bản là một vài ví dụ về khách hàng của Starlink. Bên cạnh đó, hệ thống liên lạc vệ tinh này cũng đóng vai trò quan trọng ở Ukraine.

Tờ Aviation Week đánh giá Starlink là "công nghệ thay đổi cuộc chơi" trong thế giới của kết nối internet . Công nghệ tiên tiến này đang cung cấp internet tốc độ cao cho những địa điểm mà trước đây khả năng truy cập internet chậm, hoặc không thể truy cập.

Trong khi đó, IPS Today gọi Starlink là "cuộc cách mạng" trong mạng lưới internet toàn cầu. Nhờ hệ thống này mà Croatia - quốc gia nằm ở Trung và Đông Nam Âu - đã chứng kiến bước chuyển mình lớn. Khả năng truy cập internet được tăng cường đã mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân.

Các doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa của Croatia giờ đây đã có nâng cao hoạt động của mình bằng cách tăng cường sự hiện diện trực tuyến, tham gia vào sàn thương mại điện tử và truy cập vào các dịch vụ dựa trên "công nghệ đám mây (Cloud Computing)" hiệu quả hơn.

Khả năng kết nối mới này giúp các doanh nghiệp ở Croatia mở rộng cơ sở khách hàng, tăng năng suất và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

IPS Today

Theo Ookla - nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra tốc độ Internet của Mỹ, xét về tốc độ và chất lượng thì hệ thống internet mà Starlink mang tới có thể so sánh với các dịch vụ trên mặt đất, trong khi nhanh hơn 40% và 50% so với băng thông rộng thông thường ở Anh và Úc.

Do loại bỏ nhu cầu về dây cáp nên mạng lưới internet vệ tinh có lợi thế lớn ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa - nơi cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc kém. Euroconsult - công ty tư vấn ngành công nghiệp vũ trụ - cho biết, số lượng người dùng vệ tinh băng thông rộng dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi trên toàn thế giới, từ 71 triệu người năm 2022 lên 153 triệu người vào năm 2031.

Trong khi đó, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo thị trường toàn cầu về dịch vụ liên lạc vệ tinh sẽ tăng gấp 13 lần từ năm 2020 đến năm 2040, lên 95 tỷ USD.

SpaceX hiện đang nuôi dưỡng các kế hoạch lớn cho Starlink. Với số lần phóng vệ tinh liên tục tăng, Starlink dự kiến sẽ có phạm vi phủ sóng rộng hơn và tốc độ truy cập internet được cải thiện hơn nữa. Điều này không những hứa hẹn mang tới lợi ích cho những người sống ở vùng sâu vùng xa, mà còn cho những khu vực thường gặp khó khăn trong việc truy cập mạng lưới internet đáng tin cậy.

 
 

Sau gần 3 năm, cổ phiếu Vinamilk mới trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại tỷ USD VEIL vào cuối tháng 8 vừa qua.

Theo báo cáo cập nhật mới nhất, cổ phiếu VNM của Vinamilk đã vươn lên trở thành khoản đầu tư lớn thứ 9 trong danh mục của Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) - quỹ ngoại lớn nhất do Dragon Capital quản lý.

Tại ngày 14/9, tổng giá trị tài sản ròng của VEIL lên đến hơn 1,9 tỷ USD. Ước tính khoản đầu tư vào Vinamilk của quỹ ngoại này có giá trị xấp xỉ 70 triệu USD (~1.670 tỷ đồng), tương ứng lượng nắm giữ vào khoảng 21 triệu cổ phiếu. Con số này tương đương 1% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Vinamilk.

Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL tại ngày 14/9

Thực tế, Vinamilk từng là một khoản đầu tư ưa thích của VEIL trong nhiều năm. Trong giai đoạn 2011-2013, cổ phiếu này từng chiếm tỷ trọng đến gần 30% NAV của quỹ. Tuy nhiên, quỹ ngoại này đã dần bán ra khi doanh nghiệp đầu ngành sữa gặp áp lực về tăng trưởng và một phần ảnh hưởng từ cuộc chạy đua mua cổ phần chi phối của Jardine Cycle & Carriage và F&N.

VEIL lần đầu đưa Vinamilk ra khỏi top 10 danh mục vào cuối năm 2018. Sau đó, cổ phiếu VNM thường xuyên “ra vào” danh sách này nhưng với tỷ trọng không lớn trước khi “lặn” hẳn từ đầu tháng 10/2020. Phải mất gần 3 năm, Vinamilk mới trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL vào cuối tháng 8 vừa qua.

Có thể thấy, VEIL đã mua gom một lượng lớn cổ phiếu VNM từ đầu năm đến nay. Thời điểm cuối năm 2022, quỹ ngoại này còn không nằm trong danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk. Điều này tương đương với việc VEIL thời điểm đó chỉ nắm chưa đến 8 triệu cổ phiếu VNM. Ước tính, quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý đã mua ròng tối thiểu 13 triệu cổ phiếu VNM từ đầu năm, giá trị có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk cuối năm 2022

Không loại trừ khả năng, VEIL mới trở lại gom VNM từ đầu tháng 7, cùng thời điểm khối ngoại đảo chiều mua ròng trên cổ phiếu này. Trong gần 3 tháng qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên Vinamilk. Con số này giúp thu hẹp giá trị bán ròng luỹ kế từ đầu năm đến nay xuống còn khoảng 400 tỷ đồng.

 

 

Động thái mua ròng của khối ngoại góp phần không nhỏ thúc đẩy cổ phiếu VNM hồi phục từ vùng đáy dài hạn hồi cuối tháng 6. Sau gần 3 tháng, cổ phiếu này đã tăng 27% qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng trước khi điều chỉnh nhẹ. VNM hiện đang dừng ở mức 77.500 đồng/cp, tương ứng vốn hóa vào khoảng 162.000 tỷ đồng, tăng gần 29.500 tỷ (~1,2 tỷ USD) so với thời điểm 3 tháng trước.

 

Những động lực tăng trưởng mới

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng sự kiện tái định vị thương hiệu với việc thay đổi logo, mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ vào trong tương tác với khách hàng cho thấy những nỗ lực trẻ hóa thương hiệu để hướng đến nhóm tiêu dùng trẻ, năng động. Các dự án số hóa nhằm ứng dụng công nghệ sẽ giúp Vinamilk có thể tiếp cận và hiểu được khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời, nhằm đưa ra các giải pháp giúp tăng hiệu suất hoạt động.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, Vinamilk tự tin sẽ giành lại được thị phần trong các quý sắp tới nhờ vào Chiến dịch tái định vị thương hiệu và thay đổi bao bì sản phẩm mới (công ty đã giành lại được thị phần trong tháng 6). Hiện tại, thị phần của ngành hàng Sữa nước đang đạt hơn 60%, Sữa chua khoảng 80%, Sữa đặc lớn hơn 80% và Sữa bột ở mức quanh 20%.

Bên cạnh hoạt động tái định vị thương hiệu, một yếu tố quan trọng được đánh giá có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của Vinamilk là xu hướng giảm giá nguyên vật liệu đầu vào.

Giá bột sữa nguyên liệu giảm khoảng 25% so với năm ngoái, là mức thấp nhất 4 năm trở lại đây. Nguyên nhân do nhu cầu sữa ở trên thế giới đang suy yếu vì tốc độ lạm phát trong 24 tháng qua. Ngoài ra, Trung Quốc – nhà nhập khẩu sữa nguyên liệu chiếm 40% sản lượng nhập khẩu từ New Zealand (nhà xuất khẩu lớn nhất, chiếm 80% sữa bột nguyên kem toàn cầu) cũng giảm nhập khẩu, do nước này tự chủ hơn trong sản xuất sữa nguyên liệu.

Giá nguyên liệu đầu vào giảm giúp biên lợi nhuận gộp của Vinamilk có mức cải thiện lớn nhất kể từ đầu năm 2021. Biên lãi gộp trong quý 2/2023 đạt 40,5% (lũy kế 6 tháng năm 2023 đạt 39,7%), tương ứng với mức tăng 170 điểm cơ bản so với quý trước. Theo PHS, Vinamilk kỳ vọng xu hướng hồi phục của biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp diễn trong các quý tiếp theo với mục tiêu quay trở về mức trước đại dịch Covid.

Tương tự, SSI Research trong một báo cáo gần đây, cũng kỳ vọng xu hướng giảm giá sữa bột nhập khẩu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận ròng của Vinamilk thời gian tới. Bên cạnh đó, chiến lược chuyển đổi trung hạn của Vinamilk với nhận diện thương hiệu mới, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh thu và bảo vệ thị phần. Trong năm 2024, SSI Research dự phóng tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ tăng từ 42,1% lên 43% để phản ánh xu hướng giảm của sữa bột nhập khẩu.

 

Về tiềm năng dài hạn, bà Trần Hương Mỹ - Giám đốc Nghiên cứu, Ngành Hàng tiêu dùng, Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) nhận thấy tiêu thụ sữa bình quân đầu người Việt Nam chỉ là 21kg/người, thấp hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhưng trong 5 – 10 năm tới, kỳ vọng Việt Nam có thể bắt kịp các nước từ việc tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người sẽ là động lực tăng trưởng ngành sữa.

 
 

Theo Hà Linh

 

Vinamilk đứng Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu

Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững-SPV) do Brand Finance mới công bố.

Theo báo cáo Thực phẩm và Đồ uống Toàn cầu năm 2023 do Brand Finance công bố mới đây, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững-SPV).

Hơn nữa, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk cao nhất Top 10 (với 5,75 điểm), vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.

Tính bền vững của thương hiệu - khía cạnh mới đang được quan tâm

Theo Bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 do Brand Finance (tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, trụ sở tại Anh Quốc) công bố, Vinamilk là Doanh nghiệp dẫn đầu Top 10 thương hiệu có tính bền vững cao, góp phần nâng giá trị thương hiệu lên mốc 3 tỷ USD (từ mức hơn 2,8 tỷ USD vào năm ngoái).

Không dừng lại ở phạm vi quốc gia, những đóng góp cho phát triển bền vững của Vinamilk còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo báo cáo toàn cầu Thực phẩm và Đồ uống do Brand Finance công bố mới đây, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo SPV).

Cụ thể, theo bảng xếp hạng này, giá trị nhận thức về tính bền vững tại Vinamilk được Brand Finance định lượng là 253 triệu USD, xếp thứ 5 trong Top 10. Trong khi đó, điểm nhận thức về tính bền vững (tính trên thang điểm 10) của Vinamilk cao nhất Top 10 với 5,75 điểm, vượt qua nhiều thương hiệu khác đến từ các quốc gia có ngành sữa phát triển như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản… Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi ngành sữa Việt Nam còn non trẻ so với nhiều quốc gia, đặc biệt là về lĩnh vực phát triển bền vững.

Cũng theo báo cáo trên, Vinamilk tiếp tục duy trì thứ hạng 6 trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu của ngành sữa. Có thể thấy, bên cạnh giá trị và sức mạnh, yếu tố “phát triển bền vững” của thương hiệu là điểm nổi bật trong báo cáo năm nay, khi xu hướng này đang được đẩy mạnh trên phạm vi quốc tế.

Ông Alex Haigh, đại diện Brand Finance khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận định: “Vinamilk đang hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 và liên tục đi đầu trong mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái tạo. Ngoài phạm vi môi trường, Vinamilk cũng đang hỗ trợ cộng đồng địa phương và khách hàng, đơn cử như chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với hơn 42 triệu ly sữa đã được mang đến cho trẻ em Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ổn định là minh chứng rõ ràng cho thấy các nỗ lực phát triển bền vững đang được đền đáp.”

Giảm thiểu dấu chân carbon và sản phẩm dẫn dắt tiêu thụ có trách nhiệm, là 2 hạng mục mà Vinamilk được vinh danh ở giải thưởng Top 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam vừa qua (do tạp chí Nhịp cầu Đầu tư công bố). Theo lãnh đạo doanh nghiệp, đây cũng là 2 trong số nhiều khía cạnh mà Vinamilk đang chú trọng.

Tại tọa đàm “Thúc đẩy mô hình kinh doanh hướng tới Net Zero” thuộc khuôn khổ giải thưởng này, ông Lê Thành Liêm, Giám đốc Điều hành Tài chính của Vinamilk, lý giải về những động lực để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu Net Zero: “Người tiêu dùng là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành phát triển bền vững. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề môi trường, lợi ích cộng đồng bên cạnh chất lượng sản phẩm và đưa ra yêu cầu ngày càng cao ở các sản phẩm xanh… Điều này là thách thức nhưng sẽ là động lực lớn nhất cho doanh nghiệp và thương hiệu để phát triển theo hướng bền vững hơn,” ông Liêm chia sẻ.

Cụ thể, gần đây nhất, trong giai đoạn chiến lược 2022-2026, Vinamilk đã công bố phát triển bền vững trở thành 1 trong 4 mũi nhọn chiến lược và chương trình hành động, cùng lộ trình tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có cả nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn Pas 2060: 2014, với 2 đơn vị là Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An đã trở thành những đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn này.

 
 
Vinamilk được vinh danh là Thương hiệu sữa đứng thứ 6 thế giới tại Lễ công bố Top 100 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2023 vừa qua. (Nguồn: Vinamilk)
Vinamilk được vinh danh là Thương hiệu sữa đứng thứ 6 thế giới tại Lễ công bố Top 100 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2023 vừa qua. (Nguồn: Vinamilk)© Vinamilk

Vinamilk cũng là một điển hình cho thấy việc đầu tư cho tính bền vững của doanh nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng là cả một quá trình, chứ không chỉ là nhất thời trong ngắn hạn. Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã được biết đến nhiều qua việc phát hành Báo cáo Phát triển Bền vững theo các chuẩn mực Thế giới, được thực hiện công phu, chi tiết, minh bạch và kiểm toán bởi bên thứ 3. Đây cũng là thời điểm, Vinamilk triển khai hàng loạt dự án phát triển bền vững mà đến nay đã mang lại kết quả tích cực như Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, triển khai năng lượng mặt trời, năng lượng xanh cho toàn bộ trang trại và nhà máy…

 

Từ năm nay, Vinamilk cũng triển khai hàng loạt dự án mới để thúc đẩy tiến trình này như “Trồng cây hướng đến Net Zero” (phối hợp cùng Bộ Tài nguyên & Môi trường); “Cánh rừng Net Zero Vinamilk Đất mũi Cà Mau;” hoàn tất thực hiện kiểm kê đo lường khí nhà kính tại nhà máy, trang trại; nghiên cứu & phát triển các sản phẩm có yếu tố xanh, bền vững… Từ đó, đưa các thông điệp về phát triển bền vững từ doanh nghiệp đến với chính nhân viên, người tiêu dùng và lan tỏa rộng hơn ra cộng đồng, góp phần thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững phát triển./.

Việt Nam trồng thành công “siêu” hương liệu cho nhiều món ăn, giá bán lên tới 20 triệu đồng/kg

 


Quả Vani hay Vanilla là một loại hương liệu tự nhiên vô cùng nổi tiếng hiện nay. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến, thậm chí là sản xuất mỹ phẩm.

Bạn có thể dễ dàng thấy được Vani được thêm vào trong rất nhiều loại thực phẩm như bánh ngọt, kem, thậm chí là cả nước hoa, chất tạo mùi,... Có thể nói rằng, loại quả này đã giúp thay đổi bộ mặt của rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Có một điều mà ít người biết rằng, quả Vani là loại hương liệu có giá trị đắt đỏ đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau nhụy hoa Nghệ tây. 

Tuy rằng đắt đỏ thế nhưng Vani rất được ưa chuộng bởi nó sở hữu mùi vị và hương thơm vô cùng cuốn hút và độc đáo.

Hiện nay giá bán cho mỗi một kg quả Vani trên thế giới hiện nay đang ở mức 540 USD/kg (tức là vào khoảng gần 13 triệu VND/kg). Trước kia vào đầu những năm 2010, giá cho mỗi kg quả Vani còn chưa tới 100 USD, thế mà giờ đây chỉ sau 10 năm mà mức giá đã tăng tới 5-6 lần.


--




Tại sao Odoo ERP lại được nhiều nhà quản trị tin dùng?

  1. Tổng quan về phần mềm Odoo ERP

      Odoo là một ứng dụng mã nguồn mở (open-source) quản lý doanh nghiệp tích hợp (Enterprise Resource Planning - ERP) và ứng dụng quản lý tương tác khách hàng (Customer Relationship Management - CRM). Nó được phát triển bởi Odoo S.A. và đã trở thành một trong những hệ thống ERP phổ biến và mạnh mẽ trên thế giới.


Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module cho nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp, bao gồm quản lý tồn kho, quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, và nhiều ứng dụng khác. Mỗi ứng dụng hoặc module trong Odoo có thể được tùy chỉnh và tích hợp để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.


Một điểm mạnh của Odoo là tích hợp sâu với các ứng dụng khác, cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh từ một nền tảng duy nhất. Odoo cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.


Dưới dạng mã nguồn mở, Odoo cho phép người dùng tùy chỉnh và phát triển thêm tính năng theo nhu cầu của họ. Điều này làm cho Odoo trở thành một giải pháp linh hoạt và phù hợp cho nhiều loại doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn.


  1. Tại sao Odoo ERP lại được nhiều nhà quản trị tin dùng



  • Odoo ERP là giải pháp hữu ích trong quản lý doanh nghiệp

    Hiện nay Odoo ERP đã được tích hợp với hơn 1000 module với nhiều chức năng riêng biệt, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhiều nhu cầu kinh doanh trong mỗi lĩnh vực và mọi ngành nghề khác nhau.


  • Tích hợp đa ứng dụng

    Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module cho nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp như quản lý tồn kho, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, CRM, quản lý dự án, và nhiều ứng dụng khác. Điều này giúp tất cả thông tin liên quan đến doanh nghiệp được lưu trữ và quản lý từ một nền tảng duy nhất.


  • Tích hợp sâu với các ứng dụng khác

    Odoo có khả năng tích hợp sâu với các ứng dụng và dịch vụ khác, bao gồm các dịch vụ bảo mật, thanh toán trực tuyến, và thậm chí tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba.


  • Chi phí chi trả thấp

    Với một phần mềm hữu ích được nhiều nhà doanh nghiệp tin dùng với các công nghệ mới và tân tiến nhất, tuy nhiên việc sở hữu một hệ thống ERP lại không tốn quá nhiều chi phí, điều này chính là điểm mạnh của phần mềm Odoo so với các phần mềm quản trị doanh nghiệp khác.


  • Hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng

    Vì là phần mềm mã nguồn mở, Odoo có một cộng đồng rộng lớn của các nhà phát triển và người dùng đóng góp vào việc phát triển và hỗ trợ.


  • Phần mềm đã được đánh giá và kiểm chứng

    Hiện nay Odoo ERP được đánh giá là hệ thống quản trị số một tại Bỉ, cùng với việc hơn 1000 lần tải download hằng ngày, với sự hỗ trợ từ mã nguồn mở với cộng đồng sôi động tạo nên tính đa dạng cho phần mềm hơn. Với tính năng linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh theo ý thích phù hợp với mọi nhu cầu của các nhà quản trị hơn, cùng với các module đa dạng phù hợp với mọi dịch vụ khác nhau.


Tại sao Odoo ERP lại được nhiều nhà quản trị tin dùng?

  1. Tổng quan về phần mềm Odoo ERP

      Odoo là một ứng dụng mã nguồn mở (open-source) quản lý doanh nghiệp tích hợp (Enterprise Resource Planning - ERP) và ứng dụng quản lý tương tác khách hàng (Customer Relationship Management - CRM). Nó được phát triển bởi Odoo S.A. và đã trở thành một trong những hệ thống ERP phổ biến và mạnh mẽ trên thế giới.


Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module cho nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp, bao gồm quản lý tồn kho, quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, và nhiều ứng dụng khác. Mỗi ứng dụng hoặc module trong Odoo có thể được tùy chỉnh và tích hợp để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.


Một điểm mạnh của Odoo là tích hợp sâu với các ứng dụng khác, cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh từ một nền tảng duy nhất. Odoo cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.


Dưới dạng mã nguồn mở, Odoo cho phép người dùng tùy chỉnh và phát triển thêm tính năng theo nhu cầu của họ. Điều này làm cho Odoo trở thành một giải pháp linh hoạt và phù hợp cho nhiều loại doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn.


  1. Tại sao Odoo ERP lại được nhiều nhà quản trị tin dùng



  • Odoo ERP là giải pháp hữu ích trong quản lý doanh nghiệp

    Hiện nay Odoo ERP đã được tích hợp với hơn 1000 module với nhiều chức năng riêng biệt, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhiều nhu cầu kinh doanh trong mỗi lĩnh vực và mọi ngành nghề khác nhau.


  • Tích hợp đa ứng dụng

    Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module cho nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp như quản lý tồn kho, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, CRM, quản lý dự án, và nhiều ứng dụng khác. Điều này giúp tất cả thông tin liên quan đến doanh nghiệp được lưu trữ và quản lý từ một nền tảng duy nhất.


  • Tích hợp sâu với các ứng dụng khác

    Odoo có khả năng tích hợp sâu với các ứng dụng và dịch vụ khác, bao gồm các dịch vụ bảo mật, thanh toán trực tuyến, và thậm chí tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba.


  • Chi phí chi trả thấp

    Với một phần mềm hữu ích được nhiều nhà doanh nghiệp tin dùng với các công nghệ mới và tân tiến nhất, tuy nhiên việc sở hữu một hệ thống ERP lại không tốn quá nhiều chi phí, điều này chính là điểm mạnh của phần mềm Odoo so với các phần mềm quản trị doanh nghiệp khác.


  • Hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng

    Vì là phần mềm mã nguồn mở, Odoo có một cộng đồng rộng lớn của các nhà phát triển và người dùng đóng góp vào việc phát triển và hỗ trợ.


  • Phần mềm đã được đánh giá và kiểm chứng

    Hiện nay Odoo ERP được đánh giá là hệ thống quản trị số một tại Bỉ, cùng với việc hơn 1000 lần tải download hằng ngày, với sự hỗ trợ từ mã nguồn mở với cộng đồng sôi động tạo nên tính đa dạng cho phần mềm hơn. Với tính năng linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh theo ý thích phù hợp với mọi nhu cầu của các nhà quản trị hơn, cùng với các module đa dạng phù hợp với mọi dịch vụ khác nhau.


2 doanh nghiệp kỳ vọng hưởng lợi sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

Liên quan tới chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Dragon Capital đánh giá việc nâng cấp quan hệ chiến lược toàn diện giữa 2 nước tạo tiền đề thuận lợi để Hoa Kỳ thúc đẩy việc tái thiết lập chuỗi cung ứng công nghệ cao như công nghiệp bán dẫn sang các nước thân thiện.

 

Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen đánh giá Việt Nam là đối tác ngày càng quan trọng với Mỹ và nhấn mạnh Việt Nam là một giao điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Dragon Capital cho rằng đây là một sự kiện lịch sử thể hiện vai trò quan trọng của Việt Nam và có thể thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong vài năm tới.

"Nhờ vậy, các doanh nghiệp như FPT và DGC là những doanh nghiệp được kỳ vọng hưởng lợi đặc biệt khi tận dụng được cơ hội trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ bán dẫn mà chuyến thăm này có thể mang lại", nhóm phân tích chỉ rõ.

Mục tiêu nâng hạng thị trường cần lộ trình rõ ràng

Về thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index giảm 1,2% trong tháng 8, đồng thời khối ngoại đã thưc hiện bán ròng 107 triệu USD, nguyên nhân có thể do dòng tiền rời khỏi thị trường mới nổi (EM) nói chung, kết hợp với sự lo ngại về tình hình bất động sản Trung Quốc.

Dragon Capital cho biết Chính phủ Việt Nam đã rất kiên định trong việc giải quyết những vấn đề về bất động sản và trái phiếu. Điển hình, Thông tư 10 loại bỏ các điều khoản hạn chế mới được giới thiệu trong Thông tư 6 và khôi phục lại các tiêu chí cho vay hiện hành, đảm bảo việc giải ngân tín dụng diễn ra thông suốt cho các giao dịch bất động sản, cũng như hoạt động sát nhập và mua lại (M&A).

Về lộ trình nâng hạng thị trường, các chuyên gia của Dragon Capital đánh giá dưới sự hỗ trợ của các công ty chứng khoán đã thu hẹp khoảng cách giữa T0 và T2, giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể trải nghiệm giao dịch thuận tiện hơn đáng kể.

Tuy vậy, đối với giải pháp dài hạn, việc thiêt lập mô hình đối tác bù trừ trung tâm là rất quan trọng. Tuy nhiên, những biện pháp này phải đi kèm với một kế hoạch được định rõ thời gian. Ngoài ra, cần taọ ra các cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp cận các cổ phiếu có giới hạn sở hữu nước ngoại (FOL).

 

Ngọc Ly

 
--

Nguồn Tin Thời Sự

Thị trường 18/09: Large Cap tạo sức ép, VN-Index mất hơn 15 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 15.55 điểm (-1.27%), xuống còn 1,211.81 điểm; HNX-Index giảm 2.28 điểm (-0.9%), xuống còn 250.48 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 509 mã giảm và 291 mã tăng. Rổ VN30 cũng chìm trong sắc đỏ với 27 mã giảm, 2 mã tăng và 1 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm. Khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt hơn 844 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 19.7 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt 94.9 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 1.9 ngàn tỷ đồng.

Diễn biến của VN-Index trong phiên chiều có phần bi quan hơn khi áp lực bán mạnh liên tục xuất hiện và khiến chỉ số có lúc mất hơn 20 điểm. Sự lao dốc của VN-Index xuất phát từ diễn biến kém sắc của rổ VN30. Trong đó, VHM dẫn đầu với mức giảm 3.1%, VIB và SAB giảm 2.8%, VRE giảm 2.5%, TCB giảm 2.3%, BID giảm 2.2%...

HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, các mã ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số bao gồm HUT (-2.77%), PVS (-2.28%), CEO (-2.58%), VIF (-2.63%), VFS (-6.36%), VCS (-1.49%)…


Các ngành lớn của thị trường tiếp tục bị tạo sức ép, trong đó có ngành bất động sản và ngân hàng. Cụ thể, chỉ số ngành bất động sản giảm 1.7% do sự điều chỉnh của các mã đầu ngành như VIC giảm 1.12%, lùi xuống 53,000 đồng/cp; VHM giảm 3.07%, xuống còn 48,950 đồng/cp; VRE giảm 2.46%, còn 27,700 đồng/cp, NVL mất 3.97%, HDC giảm 3.66%, TDH giảm 3.23%…

Trong khi đó, sắc xanh chỉ duy trì ở một vài mã như DXG (+1.6%), DRH (+1.23%), CKG (+3.17%), LHG (+0.52%), NLG (+1.79%).

Sắc đỏ cũng áp đảo tại nhóm cổ phiếu ngân hàng với 19 mã giảm và 1 mã tăng. Các mã ghi nhận mức giảm phổ biến từ 1% - 2.5% như HDB, BID, CTG, TCB, VIB, MSB…

Bên cạnh đó, nhiều nhóm ngành cũng ghi nhận diễn biến kém sắc như bán lẻ, bán buôn, sản xuất nhựa hóa chất, công nghệ và thông tin, thiết bị điện, thực phẩm đồ uống,…

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản “vượt bão” thành công với chỉ số ngành tăng 3.04%. Trong đó VHC và SJ1 tăng mạnh 4.92% và 4.27%, ANV cùng IDI tăng trên 2%, AAM, ACL, CMX và FMC nhích nhẹ trên tham chiếu.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng 477 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung chủ yếu ở cổ phiếu VIC (136 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 4.4 tỷ đồng, trong đó PVS được mua ròng nhiều nhất với giá trị 4.4 tỷ đồng.


--
thuongmaidientu

Việt Nam trồng thành công “siêu” hương liệu cho nhiều món ăn, giá bán lên tới 20 triệu đồng/kg

Quả Vani hay Vanilla là một loại hương liệu tự nhiên vô cùng nổi tiếng hiện nay. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến, thậm chí là sản xuất mỹ phẩm.

Bạn có thể dễ dàng thấy được Vani được thêm vào trong rất nhiều loại thực phẩm như bánh ngọt, kem, thậm chí là cả nước hoa, chất tạo mùi,... Có thể nói rằng, loại quả này đã giúp thay đổi bộ mặt của rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Có một điều mà ít người biết rằng, quả Vani là loại hương liệu có giá trị đắt đỏ đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau nhụy hoa Nghệ tây. Tuy rằng đắt đỏ thế nhưng Vani rất được ưa chuộng bởi nó sở hữu mùi vị và hương thơm vô cùng cuốn hút và độc đáo.

Hiện nay giá bán cho mỗi một kg quả Vani trên thế giới hiện nay đang ở mức 540 USD/kg (tức là vào khoảng gần 13 triệu VND/kg). Trước kia vào đầu những năm 2010, giá cho mỗi kg quả Vani còn chưa tới 100 USD, thế mà giờ đây chỉ sau 10 năm mà mức giá đã tăng tới 5-6 lần.




--

Nhà máy lớn nhất thế giới 1,6 tỷ USD của Amkor tại Việt Nam sắp vận hành thử

Amkor là nhà tiên phong trong lĩnh vực gia công, kiểm tra, đóng gói vi mạch điện tử tại Hàn Quốc. Amkor sẽ có mặt trong diễn đàn doanh nghiệp vào ngày 11/9 tại Hà Nội nhân dịp Tổng thống Joe Biden đến thăm Việt Nam để thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Các công ty bán dẫn và công nghệ số hàng đầu của Mỹ bao gồm Intel, GlobalFoundries và Google sẽ tham dự một diễn đàn doanh nghiệp vào ngày hôm nay, 11/9 tại Hà Nội nhân dịp Tổng thống Joe Biden đến thăm Việt Nam để thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Theo Reuters, các giám đốc điều hành cấp cao của Google, Intel, Amkor, Marvell, GlobalFoundries và Boeing là những người dự kiến tham dự diễn đàn.

Cũng theo thông tin của Reuters, một số công ty chip lớn của Mỹ, bao gồm Amkor, các đối tác Việt Nam của họ, như công ty công nghệ FPT, và các quan chức hàng đầu của Việt Nam và Mỹ, bao gồm cả Ngoại trưởng Antony Blinken cũng sẽ tham dự.

Nhà máy lớn nhất thế giới của Amkor có mặt ở Việt Nam

Amkor là một công ty khởi nghiệp kinh doanh chất bán dẫn tại Hàn Quốc và Mỹ từ năm 1986 (Amkor có trụ sở tại Mỹ, nhưng nhà sáng lập là người Hàn Quốc - PV). Amkor hiện là nhà tiên phong trong lĩnh vực gia công, kiểm tra, đóng gói vi mạch điện tử tại Hàn Quốc.

Công ty này có hàng chục nhà máy đặt tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, trung Quốc, Philippines, Malaysia, Bồ Đào Nha với tổng diện tích mặt bằng lên tới hơn 1 triệu mét.

Doanh nghiệp được biết đến như đối tác sản xuất chiến lược của nhiều công ty chip, xưởng đúc chip và vi mạch điện tử hàng đầu thế giới bao gồm Qualcomm, Samsung, NVIDIA, Foxconn, Broadcom, LG, SK Hynix... Amkor có văn phòng đặt tại nhiều gia bao gồm các khu vực sản xuất điện tử quan trọng tại châu Á, châu Âu và Mỹ.

Nhà máy lớn nhất thế giới với 1,6 tỷ USD của Amkor tại Việt Nam sắp vận hành thử - Ảnh 1.

Amkor là một công ty khởi nghiệp kinh doanh chất bán dẫn tại Hàn Quốc và Mỹ từ năm 1986

Tại Việt Nam, "ông lớn" này đang xây dựng "một nhà máy lớn hiện đại để lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn" gần Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 7 vừa qua. Hiện tại, nhà máy đang được triển khai xây dựng đúng tiến độ, dự kiến hoàn công vào tháng 9/2023, và đến cuối tháng 10/2023 sẽ đưa vào sản xuất thử.

Công ty này cũng có hàng chục vị trí tuyển dụng trên trang web tại Việt Nam. Trước đó đầu tháng 11/2021, UBND tỉnh Bắc Ninh và Công ty Amkor Technology đã tổ chức lễ ký kết thoả thuận phát triển dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại khu công nghiệp Yên Phong II-C.

Dự án có tổng vốn đầu tư đến năm 2035 là 1,6 tỷ USD với diện tích khoảng 23ha, trong đó, giai đoạn đầu của dự án đầu tư khoảng 520 triệu USD và sẽ giải ngân trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tập đoàn Amkor lựa chọn KCN Yên Phong II-C xây dựng nhà máy là do tỉnh Bắc Ninh có môi trường đầu tư tốt, cơ sở hạ tầng, mạng lưới vận hành liên quan đến điện, nước, thông tin liên lạc đồng bộ. Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh có những điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng nhân tài, nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, nhất là sự hỗ trợ tích cực từ phía lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, địa phương sở tại.

Để thực hiện dự án 1,6 tỷ USD, Amkor đã ký kết hợp đồng nguyên tắc thuê đất với Công ty kinh doanh bất động sản Viglacera (đơn vị thành viên của Tổng Công ty Viglacerra). Bên cạnh đó, Amkor là đối tác của Tập đoàn công nghệ FPT.

Theo đánh giá của các chuyen gia, việc tập đoàn Amkor có mặt tại Việt Nam, sản xuất thử kể từ tháng 10, chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng nhà đầu tư thế giới, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn - ngành công nghiệp chưa phát triển tại Việt Nam và là ngành mà Việt Nam rất mong muốn thu hút đầu tư.

 

  •  
--
Nguồn Tin Kinh Doanh

Loạt dự án được ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden

Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam đã đem lại nhiều thỏa thuận, thương vụ đầu tư trị giá hàng tỉ USD cho cả hai nước.
 
Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, doanh nghiệp hai nước đã ký kết một loạt các thỏa thuận, sáng kiến nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, giao thương giữa hai nước.
 
photo-1-1.jpg
Vietjet và Tập đoàn tài chính lớn của Mỹ Carlyle hôm nay 11.9 ký kết Thỏa thuận tài trợ tàu bay
Tập đoàn Boeing và Vietnam Airlines dự kiến sẽ ký thỏa thuận mua 50 máy bay Boeing 737 MAX. Thông cáo cho biết thỏa thuận sẽ thúc đẩy ngành hàng không và du lịch Việt Nam, đồng thời tạo hơn 33.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp tại Mỹ.
 
Công ty Carlyle Aviation Partners thuộc Tập đoàn Carlyle sẽ cung cấp tài chính cho loạt tàu bay 737 Max thuộc đơn hàng 200 chiếc của Vietjet và Boeing. Đây là đơn đặt hàng tàu bay quan trọng và là một trong những hợp đồng thương mại lớn nhất, góp phần quan trọng đến cán cân thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đến thời điểm hiện tại.
 
Vietjet và Boeing trong chuyến thăm Việt Nam cấp nhà nước của Tổng thống Biden đã thống nhất việc bàn giao những chiếc đầu tiên cho Vietjet theo đặt hàng 200 chiếc tàu bay B737 Max. Đơn hàng trị giá hơn 25 tỉ USD sẽ được thực hiện trong 5 năm tới với 12 chiếc đợt đầu tiên được bàn giao ngay trong năm 2024.
 
Loạt dự án hợp tác công nghệ Việt Nam - Mỹ tiêu biểu như chuỗi cung ứng bán dẫn Amkor Technology (trụ sở tại Arizona) sẽ đặt nhà máy tại Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10.2023. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 1,6 tỉ USD. Synopsys (trụ sở tại California) sẽ ra mắt một thiết kế bán dẫn và trung tâm ươm mầm sáng tạo hợp tác cùng Khu công nghệ cao TP.HCM. Marvell (trụ sở tại California) cũng sẽ công bố việc xây dựng một trung tâm thiết kế bán dẫn đẳng cấp thế giới tại TP.HCM.
 
Công ty bán dẫn Synopsys có trụ sở tại bang California đang hợp tác cùng Khu công nghệ cao TP.HCM để xây dựng một trung tâm ươm mầm và thiết kế bán dẫn. Công ty bán dẫn Marvell dự kiến sẽ công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm thiết kế bán dẫn đẳng cấp toàn cầu tại TP.HCM.
 
Ngoài những dự án mới, các doanh nghiệp Mỹ cũng tăng cường hợp tác về công nghệ với phía Việt Nam. Cụ thể, Microsoft và Truthing Social sẽ công bố một thỏa thuận để phát triển một giải pháp dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh phục vụ Việt Nam và các thị trường mới nổi.
 
Trong lĩnh vực tài chính, Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (DFC) đã cung cấp 2 khoản vay cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), lần lượt trị giá 100 triệu USD và 300 triệu USD. Quỹ Beacon Fund cũng sẽ nhận được 50 triệu USD để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ quản lý hoặc có mục tiêu khí hậu.
 
Tập đoàn công nghệ VNG của Việt Nam đã nộp hồ sơ IPO trên sàn chứng khoán Nasdaq, là một trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận thị trường vốn của Mỹ. United Beacon Asia Media sẽ ra mắt số đầu tiên của Bloomberg BusinessWeek Vietnam vào tháng 10.2023.
 
Về lĩnh vực hạ tầng cảng, Công ty SSA Marine và Gemadept sẽ công bố thỏa thuận hợp tác phát triển các cảng biển chiến lược tại phía nam, bao gồm cả Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ.
 
Về chuỗi cung ứng kim loại quan trọng, hai nước đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) để hỗ trợ nỗ lực xác định trữ lượng đất hiếm của Việt Nam, tiềm năng kinh tế, thu hút đầu tư trong lĩnh vực này.
 
Trong phát biểu với báo giới chiều tối qua 10.9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Các nội hàm của mối quan hệ hợp tác mới kế thừa những nội dung hợp tác hiện có giữa hai nước và đưa lên tầm cao mới thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư theo hướng đổi mới sáng tạo là nền tảng, trọng tâm và động lực của quan hệ hai nước; tăng cường hợp tác khoa học công nghệ là đột phá mới của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Trong thời gian tới, các cơ quan liên quan của hai nước sẽ phối hợp triển khai thực hiện các thỏa thuận đã đạt được, tạo điều kiện để phát triển những bước tiếp theo".
 
Trong bài phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định: "Chúng ta sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ trọng yếu và mới nổi, đặc biệt trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt hơn cho ngành công nghiệp bán dẫn. Chúng ta cũng mở rộng mối quan hệ đối tác kinh tế nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư và thương mại giữa hai nước".
 
Ông Biden lấy ví dụ, năm ngoái một công ty Việt Nam đã ký thỏa thuận trị giá 4 tỉ USD để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện và ắc quy ở bang Bắc Carolina tại Mỹ. Điều này cũng giúp tạo ra hơn 7.000 việc làm. Các công ty công nghệ Việt Nam có tầm cỡ thế giới đã và sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và sẽ có thêm nhiều hợp đồng thương mại quan trọng nữa được ký kết nhân chuyến thăm này.
 
"Chúng tôi cũng đang đầu tư để phát triển mạnh mẽ hơn nữa lực lượng lao động lành nghề trong các ngành học tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán, thúc đẩy trao đổi trong lĩnh vực giáo dục để giúp các nhà khoa học, hoặc doanh nhân và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn, nắm bắt những cơ hội to lớn trong thời đại công nghệ mới này", Tổng thống Mỹ Biden nói.
 
--
Nguồn Tin Kinh Doanh

Ứng dụng dành cho giới siêu giàu

Để được hưởng các dịch vụ đẳng cấp cùng nhiều đặc quyền của giới thượng lưu có trong ứng dụng Myria, người đăng ký phải có tài sản giá trị tối thiểu 600 triệu USD.

Người sáng lập ra ứng dụng này là Rey Flemings (50 tuổi) ở California (Mỹ), chuyên giải quyết mọi vấn đề hàng đầu cho giới thượng lưu. Ông khẳng định, ứng dụng với tên gọi Myria đang cung cấp dịch vụ phong cách sống tốt nhất thế giới.

Flemings tiết lộ, thành viên trong cộng đồng Myria đều rất thành công, có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới với giá trị tài sản ròng khoảng 600 triệu USD trở lên. Tuy nhiên, chỉ những người được mời có thể đăng ký tham gia, trải qua hai vòng kiểm duyệt và đóng phí thành viên 30.000 USD mỗi năm.

"Ngay cả khi có rất nhiều tiền, việc biết và tiếp cận với những dịch vụ xa xỉ cũng rất khó khăn. Đó là lý do tôi giúp họ hiện thực hóa mong muốn", Flemings nói.

Tổng số thành viên của Myria hiện nay chưa đến 100 nhưng đều là người có sức ảnh hưởng ở Thung lũng Silicon (Mỹ). Danh tính của họ được bảo mật, nhưng tất cả đều là người sáng lập, CEO các công ty lớn, ông trùm công nghệ có tài sản hàng tỷ USD. Bên cạnh đó cũng có một số người nổi tiếng, ngôi sao thể thao và thành viên hoàng gia.

"Số lượng người siêu giàu sẽ tăng gấp đôi trong ba năm tới, nhất là khi nhóm siêu giàu chuyển giao tài sản cho thế hệ con cháu. Do vậy sự cạnh tranh cho một suất vào Myria có thể trở nên khốc liệt hơn bởi hiện có khoảng 500 người đang nằm trong danh sách chờ tham gia ứng dụng", Flemings nói. Nhà sáng lập cũng bày tỏ hy vọng nhóm đạt 1.000 thành viên vào cuối năm 2024.

Một đoạn chat cho thấy các nhân viên Myria đang hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Ảnh: Rey Flemings/Myria

Về cơ bản, Myria sẽ kết nối thành viên với các nhà cung cấp dịch vụ cao cấp - nhóm không có nhu cầu quảng cáo sản phẩm cho người bình thường hoặc giàu có tầm trung.

Ví dụ, khi các thành viên muốn đi du lịch Italy, họ sẽ được giới thiệu các biệt thự xa hoa không có sẵn trên các trang web hoặc ứng dụng đặt phòng phổ biến. Họ cũng dễ dàng đặt ghế ngồi hàng đầu trong các trận đấu thể thao; bàn ăn VIP tại các nhà hàng đắt đỏ mà không phải đặt trước; hay nhận vé xem show của Beyonce, Super Bowl, Saturday Night Live, giải Osar, thậm chí là thảm đỏ Met Gala.

Ứng dụng này cũng được thiết kế tab "trò chuyện", cho phép các thành viên liên lạc trực tiếp với nhân viên của Myria nếu gặp khó khăn. Trong quá trình dùng thử, phóng viên của NyPost đã thấy tin nhắn từ một thành viên mong muốn thuê hướng dẫn viên dạy lướt sóng và vệ sĩ cho kỳ nghỉ ở Costa Rica (Mỹ). Một triệu phú khác lại nhờ giúp tìm gấp chỗ ở sang trọng cùng đoàn nhân viên phục vụ cho chuyến đi tự phát tới thánh địa Machu Picchu (Peru).

Còn với tab "cộng đồng", các thành viên có thể kết nối và xem xét hồ sơ của nhau. "Khi đã gia nhập cộng đồng, họ có thể mời nhau tham gia mọi sự kiện giống kiểu 'tôi sẽ tổ chức tiệc tối vào ngày 6/9 hoặc tôi dư ghế máy bay từ New York đến Los Angeles vào ngay mai, ai muốn tham gia không?'.

"Ở Myria có đủ mọi loại ý tưởng mà mọi người có thể khám phá", Flemings nói.

Rey Flemings, người sáng lập ứng dụng phát triển ứng dụng Myria, được biết đến là người giải quyết vấn đề hàng đầu cho giới thượng lưu toàn cầu. Ảnh: Myria

Được ca ngợi là ứng dụng dành cho 1% dân số thế giới (giới siêu giàu) nhưng nhà sáng lập đã làm gì để chứng minh và lôi kéo người giàu có tham gia?

Rey Flemings lớn lên trong nghèo khó ở thành phố Memphis, Tennessee (Mỹ). Ông từng làm việc trong lĩnh vực âm nhạc và xây dựng mối quan hệ thân thiết với nhiều người nổi tiếng có sức ảnh hưởng, nhờ đầu óc nhanh nhạy, biết nắm bắt thời cơ.

Nhiều năm qua, Flemings đã xây dựng được Rolodex - thiết bị tệp thẻ xoay, được sử dụng để lưu trữ danh sách liên hệ, chứa nhiều thông tin mật. Sau đó ông kết hợp với nhiều bạn bè thành lập công ty chuyên giải quyết các vấn đề cho giới thượng lưu, có trụ sở tại khu nhà giàu Beverly Hills, California. Hầu hết khách hàng của Flemings là các CEO trong danh sách Fortune 500. Đây đều là những tỷ phú do Forbes bình chọn trong các lĩnh vực nghệ thuật, ẩm thực và thời trang.

Thời gian gần đây, Flemings dồn toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm để phát triển Myria. "Người giàu muốn trở nên ngầu và người ngầu muốn giàu có hơn. Myria là nền tảng để biến việc trao đổi đó thành hiện thực", nhà phát triển chia sẻ.

Lý giải về nguyên nhân khiến số lượng người muốn tham gia Myria tăng, Flemings cho biết một số thành viên tham gia Myria bởi muốn kết nối với các ngôi sao thể thao, người mẫu gợi cảm nhằm nâng cao vị thế xã hội. Số khác lại muốn tìm kiếm các đề xuất du lịch sang trọng, thông tin về bác sĩ, bác sĩ thẩm mỹ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu phục vụ nhu cầu cá nhân.

Bên cạnh đó, các thành viên của Myria quan tâm đến trải nghiệm hơn sản phẩm. Flemings khẳng định, khách hàng của ông không thèm muốn ôtô hay đồng hồ bởi khối tài đang sở hữu nhiều đến mức những thứ xa xỉ đó trở nên vô nghĩa.

Minh Phương

--
Nguồn Tin Kinh Doanh

Giá gạo xuất khẩu giảm liên tiếp, trong nước neo cao, doanh nghiệp dừng mua bán

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 2 phiên liên tiếp, về mức 628 USD/tấn. Còn giá lúa gạo nội địa vẫn duy trì ở ngưỡng cao khiến doanh nghiệp dừng mua bán.

Sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm qua, hai phiên giao dịch gần đây, giá gạo xuất khẩu trên thế giới quay đầu giảm ở tất cả các mặt hàng.

Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta sau khi tăng lên 643 USD/tấn và gạo 25% tấm là 628 USD/tấn cuối tháng 8 thì trong phiên 6/9, giá hai mặt hàng này quay đầu giảm mạnh 10 USD/tấn.

Đến phiên 7/9, gạo 5% tấm và 25% tấm tiếp tục giảm thêm 5 USD/tấn, lần lượt về mức 628 USD tấn và  613 USD/tấn.

Tương tự, gạo Thái Lan và Pakistan cùng chung xu hướng giảm ở tất cả mặt hàng. Theo đó, ngày 7/9 giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm 10 USD/tấn, còn 618 USD/tấn, phiên trước đó mặt hàng này cũng giảm 5 USD/tấn; gạo 25% tấm của của nước này giảm mạnh 12 USD/tấn, về mức 563 USD/tấn.

Cùng ngày, gạo Pakistan đồng loạt giảm 5 USD/tấn, lần lượt về mức 608 USD/tấn với gạo 5% tấm và 538 USD/tấn với gạo 25% tấm.

Từ số liệu trên cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất thế giới. Trong khi, giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Pakistan chung xu hướng giảm, lùi dần về mốc 600 USD/tấn

Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho rằng, giá gạo trên thị trường thế giới thời gian qua tăng dựng đứng một phần do hiệu ứng tâm lý sau khi Ấn Độ và một số quốc gia áp lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này.

Thế nhưng, việc Philippines áp trần giá bán lẻ gạo trong nước - động thái nhằm bình ổn giá gạo, tránh tình trạng thao túng, đầu cơ tích trữ khi giá bán lẻ tăng ở mức báo động - đã tác động mạnh tới giá gạo toàn cầu.

Bởi, Philippines là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đồng thời là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam. Họ áp mức giá trần thấp hơn nhiều so với giá gạo thế giới, đồng nghĩa các quốc gia khó có thể xuất bán vào thị trường này do chênh lệch giá. Điều đó kéo giá gạo trên thị trường thế giới giảm trong những phiên gần đây, ông Bình cho hay.

Ở khía cạnh khác, giá gạo giảm doanh nghiệp sẽ dễ tiếp cận với các nhà nhập khẩu. Bởi Philippines, Indonesia hay các quốc gia nhập khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam đều chịu mức giá cao, gần như không thể mua giá cao hơn.

Tuy nhiên, giá lúa gạo tại thị trường nội địa vẫn quá cao. Đây là bất cập khiến doanh nghiệp mắc kẹt, không dám mua bán gạo, vì nếu mua hàng để xuất khẩu sẽ gánh lỗ nặng.

Giá lúa tại thị trường nội địa vẫnh chênh lệch lớn cho với giá xuất khẩu (Ảnh: Hồ Hải Hoàng)

“Giá lúa trong nước đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, trên dưới 8.000 đồng/kg - tương đương giá gạo 5% tấm xuất khẩu phải ở ngưỡng 680-690 USD/tấn”, ông Bình tính toán.

Ông Bình dự đoán, giá gạo thế giới không thể giảm sâu. Mấy phiên gần đây, giá có xu hướng giảm, song chỉ giảm ở phần tăng trước đó do tâm lý. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu gạo diễn ra bình thường, giá lúa tại thị trường nội địa phải giảm về mức 7.000-7.200 đồng/kg. 

Tại ĐBSCL, giá thành sản xuất lúa của nông dân chỉ vào khoảng 3.500 đồng/kg. Thế nên, khi bán ở với giá 7.000 đồng/kg đã đảm bảo lợi nhuận. Trong trường hợp giá lúa vẫn cao ngất ngưởng, vượt xa giá xuất khẩu như hiện tại thì doanh nghiệp sẽ không thể mua bán. 

“Hiện nay, hợp đồng xuất khẩu gạo chỉ vài container doanh nghiệp còn dám ký kết. Với những hợp đồng lớn vài chục tấn doanh nghiệp đều không dám ký thêm vì sợ phải bù lỗ”, ông chia sẻ.

Thực tế, thời gian qua, một số doanh nghiệp ở An Giang, Cần Thơ đã đàm phán với phía đối tác nhập khẩu đề nghị mức giá 680-700 USD/tấn nhưng không nhận được sự đồng tình. Thời hạn giao hàng cũng phải giãn ra để tránh đôi bên đều thua lỗ.

Tại thị trường nội địa, theo thống kê từ VFA, giá lúa gạo tuần cuối tháng 8 (từ 25-31/8) đã được điều chỉnh tăng. Theo đó, giá lúa bình quân tại ruộng tăng lên 8.079 đồng/kg, lúa tại kho giá 9.242 đồng/kg, gạo lứt loại 1 giá 12.646 đồng/kg, gạo xát trắng loại 1 ở mức 14.750 đồng/kg, gạo 5% tấm 14.564 đồng/kg, gạo 15% tấm 14.333 đồng/kg, loại 25% tấm giá 14.033 đồng/kg,...

Ngày 8/9, giá lúa ở ĐBSCL dao động ở mức 7.800-8.400 đồng/kg, giá gạo từ 11.950-14.200 đồng/kg.

--
Nguồn Tin Kinh Doanh

KKR Rót vốn vào công nghệ và bán lẻ

Công ty quản lý quỹ đầu tư KKR của Mỹ cũng từng hiện diện rất sớm ở Việt Nam. Đây là một trong những công ty đầu tư lớn nhất thế giới với tổng giá trị tài sản quản lý lên đến 370 tỷ USD.

KKR trở thành cổ đông lớn của Masan Consumer - một công ty con của Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - từ năm 2011 với giá trị đầu tư ban đầu 159 triệu USD. Năm 2013, KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD nâng tỷ lệ sở hữu lên 18,04%. Đến năm 2017, quỹ này rót tiếp 250 triệu USD vào Masan Group và Masan Nutri-Science (hiện đã đổi tên thành Masan MEATLife).

Hồi giữa năm 2021, theo tờ DealStreetAsia, Tập đoàn KKR rót khoảng 100 triệu USD vào Tổ chức Giáo dục EQuest của Việt Nam.

Trong lĩnh vực công nghệ, Tập đoàn FPT của ông Trương Gia Bình hồi năm 2017 đã có thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex) - tập đoàn lớn thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử có trụ sở tại California, Mỹ.

Vào giữa năm 2015, ông lớn Mondelēz International của Mỹ đã chi gần 8.000 tỷ đồng để mua 80% cổ phần mảng bánh kẹo của Tập đoàn Kinh Đô (KDC). Mondelēz International được biết đến tập đoàn thức ăn nhẹ hàng đầu thế giới với doanh thu năm 2015 đạt gần 30 tỷ USD, có hơn 107.000 nhân viên trên toàn cầu.

Nhà máy thông minh của Tập đoàn GE ở TP Hải Phòng (Ảnh Tạp chí Công Thương)

Về đầu tư trực tiếp FDI, trong vài năm gần đây, vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng lên. Trong năm 2022, Mỹ đầu tư vào Việt Nam khoảng 748 triệu USD, với 91 dự án cấp mới. Lũy kế tới nay vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD. Mỹ hiện xếp thứ 11 trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Hồi cuối tháng 3/2023, một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn chưa từng có đã đến Việt Nam. 

Tổng cộng có đại diện 52 công ty, tập đoàn Mỹ, trong đó có các hãng quốc phòng, dược phẩm, công nghệ… có mặt tại Việt Nam (như Boeing, Bell, UPS, Coca Cola…) để thảo luận về các cơ hội đầu tư và kinh doanh theo chương trình hằng năm do USABC tổ chức. Sự kiện diễn ra trùng với dịp Mỹ và Việt Nam kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện.

Nhiều tập đoàn quen thuộc đang hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất tại Việt Nam và có kế hoạch mở rộng như Apple, Coca-Cola và PepsiCo, Netflix... SpaceX cũng đang tìm kiếm thị trường dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Các hãng Pfizer và Johnson & Johnson, nhà sản xuất thiết bị y tế Abbott, Công ty Tài chính Visa, Ngân hàng Citibank, các hãng công nghệ điện toán đám mây Meta và Amazon Web Services đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Gần đây, một số doanh nghiệp Mỹ cũng quan tâm tới thị trường năng lượng của Việt Nam. Tháng 3/2023, đại diện tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ AES cho biết, năng lượng tiếp tục là một lĩnh vực chiến lược quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam. Tiến bộ trong các dự án năng lượng quy mô lớn của AES và các công ty thành viên khác sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam.

Trước đó, vào cuối năm 2020, một tập đoàn Mỹ - GE có đề xuất với tỉnh Lạng Sơn đồng ý cho phép nghiên cứu khảo sát dự án Nhà máy Điện gió Chi Lăng tổng công suất dự kiến 165 MW và dự án Nhà máy Điện gió Ái Quốc tổng công suất dự kiến 253 MW với tổng đầu tư hơn 710 triệu USD.
Nguồn Tin Kinh Doanh

 

Ứng dụng dành cho giới siêu giàu

 Để được hưởng các dịch vụ đẳng cấp cùng nhiều đặc quyền của giới thượng lưu có trong ứng dụng Myria, người đăng ký phải có tài sản giá trị tối thiểu 600 triệu USD.

Người sáng lập ra ứng dụng này là Rey Flemings (50 tuổi) ở California (Mỹ), chuyên giải quyết mọi vấn đề hàng đầu cho giới thượng lưu. Ông khẳng định, ứng dụng với tên gọi Myria đang cung cấp dịch vụ phong cách sống tốt nhất thế giới.

Flemings tiết lộ, thành viên trong cộng đồng Myria đều rất thành công, có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới với giá trị tài sản ròng khoảng 600 triệu USD trở lên. Tuy nhiên, chỉ những người được mời có thể đăng ký tham gia, trải qua hai vòng kiểm duyệt và đóng phí thành viên 30.000 USD mỗi năm.

"Ngay cả khi có rất nhiều tiền, việc biết và tiếp cận với những dịch vụ xa xỉ cũng rất khó khăn. Đó là lý do tôi giúp họ hiện thực hóa mong muốn", Flemings nói.

Tổng số thành viên của Myria hiện nay chưa đến 100 nhưng đều là người có sức ảnh hưởng ở Thung lũng Silicon (Mỹ). Danh tính của họ được bảo mật, nhưng tất cả đều là người sáng lập, CEO các công ty lớn, ông trùm công nghệ có tài sản hàng tỷ USD. Bên cạnh đó cũng có một số người nổi tiếng, ngôi sao thể thao và thành viên hoàng gia.

"Số lượng người siêu giàu sẽ tăng gấp đôi trong ba năm tới, nhất là khi nhóm siêu giàu chuyển giao tài sản cho thế hệ con cháu. Do vậy sự cạnh tranh cho một suất vào Myria có thể trở nên khốc liệt hơn bởi hiện có khoảng 500 người đang nằm trong danh sách chờ tham gia ứng dụng", Flemings nói. Nhà sáng lập cũng bày tỏ hy vọng nhóm đạt 1.000 thành viên vào cuối năm 2024.

Một đoạn chat cho thấy các nhân viên Myria đang hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Ảnh: Rey Flemings/Myria




Về cơ bản, Myria sẽ kết nối thành viên với các nhà cung cấp dịch vụ cao cấp - nhóm không có nhu cầu quảng cáo sản phẩm cho người bình thường hoặc giàu có tầm trung.

Ví dụ, khi các thành viên muốn đi du lịch Italy, họ sẽ được giới thiệu các biệt thự xa hoa không có sẵn trên các trang web hoặc ứng dụng đặt phòng phổ biến. Họ cũng dễ dàng đặt ghế ngồi hàng đầu trong các trận đấu thể thao; bàn ăn VIP tại các nhà hàng đắt đỏ mà không phải đặt trước; hay nhận vé xem show của Beyonce, Super Bowl, Saturday Night Live, giải Osar, thậm chí là thảm đỏ Met Gala.

Ứng dụng này cũng được thiết kế tab "trò chuyện", cho phép các thành viên liên lạc trực tiếp với nhân viên của Myria nếu gặp khó khăn. Trong quá trình dùng thử, phóng viên của NyPost đã thấy tin nhắn từ một thành viên mong muốn thuê hướng dẫn viên dạy lướt sóng và vệ sĩ cho kỳ nghỉ ở Costa Rica (Mỹ). Một triệu phú khác lại nhờ giúp tìm gấp chỗ ở sang trọng cùng đoàn nhân viên phục vụ cho chuyến đi tự phát tới thánh địa Machu Picchu (Peru).

Còn với tab "cộng đồng", các thành viên có thể kết nối và xem xét hồ sơ của nhau. "Khi đã gia nhập cộng đồng, họ có thể mời nhau tham gia mọi sự kiện giống kiểu 'tôi sẽ tổ chức tiệc tối vào ngày 6/9 hoặc tôi dư ghế máy bay từ New York đến Los Angeles vào ngay mai, ai muốn tham gia không?'.

"Ở Myria có đủ mọi loại ý tưởng mà mọi người có thể khám phá", Flemings nói.

Rey Flemings, người sáng lập ứng dụng phát triển ứng dụng Myria, được biết đến là người giải quyết vấn đề hàng đầu cho giới thượng lưu toàn cầu. Ảnh: Myria

Rey Flemings, người sáng lập ứng dụng phát triển ứng dụng Myria, được biết đến là người giải quyết vấn đề hàng đầu cho giới thượng lưu toàn cầu. Ảnh: Myria

Được ca ngợi là ứng dụng dành cho 1% dân số thế giới (giới siêu giàu) nhưng nhà sáng lập đã làm gì để chứng minh và lôi kéo người giàu có tham gia?

Rey Flemings lớn lên trong nghèo khó ở thành phố Memphis, Tennessee (Mỹ). Ông từng làm việc trong lĩnh vực âm nhạc và xây dựng mối quan hệ thân thiết với nhiều người nổi tiếng có sức ảnh hưởng, nhờ đầu óc nhanh nhạy, biết nắm bắt thời cơ.

Nhiều năm qua, Flemings đã xây dựng được Rolodex - thiết bị tệp thẻ xoay, được sử dụng để lưu trữ danh sách liên hệ, chứa nhiều thông tin mật. Sau đó ông kết hợp với nhiều bạn bè thành lập công ty chuyên giải quyết các vấn đề cho giới thượng lưu, có trụ sở tại khu nhà giàu Beverly Hills, California. Hầu hết khách hàng của Flemings là các CEO trong danh sách Fortune 500. Đây đều là những tỷ phú do Forbes bình chọn trong các lĩnh vực nghệ thuật, ẩm thực và thời trang.

Thời gian gần đây, Flemings dồn toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm để phát triển Myria. "Người giàu muốn trở nên ngầu và người ngầu muốn giàu có hơn. Myria là nền tảng để biến việc trao đổi đó thành hiện thực", nhà phát triển chia sẻ.

Lý giải về nguyên nhân khiến số lượng người muốn tham gia Myria tăng, Flemings cho biết một số thành viên tham gia Myria bởi muốn kết nối với các ngôi sao thể thao, người mẫu gợi cảm nhằm nâng cao vị thế xã hội. Số khác lại muốn tìm kiếm các đề xuất du lịch sang trọng, thông tin về bác sĩ, bác sĩ thẩm mỹ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu phục vụ nhu cầu cá nhân.

Bên cạnh đó, các thành viên của Myria quan tâm đến trải nghiệm hơn sản phẩm. Flemings khẳng định, khách hàng của ông không thèm muốn ôtô hay đồng hồ bởi khối tài đang sở hữu nhiều đến mức những thứ xa xỉ đó trở nên vô nghĩa.

Minh Phương

--
Nguồn Tin Kinh Doanh

Vinamilk đứng Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu

Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững-SPV) do Brand Finance mới công bố.

 
Top 10 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu. (Nguồn: Brand Finance)© Brand Finance

Theo báo cáo Thực phẩm và Đồ uống Toàn cầu năm 2023 do Brand Finance công bố mới đây, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững-SPV).

Hơn nữa, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk cao nhất Top 10 (với 5,75 điểm), vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.

Tính bền vững của thương hiệu - khía cạnh mới đang được quan tâm

Theo Bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 do Brand Finance (tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, trụ sở tại Anh Quốc) công bố, Vinamilk là Doanh nghiệp dẫn đầu Top 10 thương hiệu có tính bền vững cao, góp phần nâng giá trị thương hiệu lên mốc 3 tỷ USD (từ mức hơn 2,8 tỷ USD vào năm ngoái).

Không dừng lại ở phạm vi quốc gia, những đóng góp cho phát triển bền vững của Vinamilk còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo báo cáo toàn cầu Thực phẩm và Đồ uống do Brand Finance công bố mới đây, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo SPV).

Cụ thể, theo bảng xếp hạng này, giá trị nhận thức về tính bền vững tại Vinamilk được Brand Finance định lượng là 253 triệu USD, xếp thứ 5 trong Top 10. Trong khi đó, điểm nhận thức về tính bền vững (tính trên thang điểm 10) của Vinamilk cao nhất Top 10 với 5,75 điểm, vượt qua nhiều thương hiệu khác đến từ các quốc gia có ngành sữa phát triển như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản… Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi ngành sữa Việt Nam còn non trẻ so với nhiều quốc gia, đặc biệt là về lĩnh vực phát triển bền vững.

Cũng theo báo cáo trên, Vinamilk tiếp tục duy trì thứ hạng 6 trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu của ngành sữa. Có thể thấy, bên cạnh giá trị và sức mạnh, yếu tố “phát triển bền vững” của thương hiệu là điểm nổi bật trong báo cáo năm nay, khi xu hướng này đang được đẩy mạnh trên phạm vi quốc tế.

Ông Alex Haigh, đại diện Brand Finance khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận định: “Vinamilk đang hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 và liên tục đi đầu trong mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái tạo. Ngoài phạm vi môi trường, Vinamilk cũng đang hỗ trợ cộng đồng địa phương và khách hàng, đơn cử như chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với hơn 42 triệu ly sữa đã được mang đến cho trẻ em Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ổn định là minh chứng rõ ràng cho thấy các nỗ lực phát triển bền vững đang được đền đáp.”

Giảm thiểu dấu chân carbon và sản phẩm dẫn dắt tiêu thụ có trách nhiệm, là 2 hạng mục mà Vinamilk được vinh danh ở giải thưởng Top 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam vừa qua (do tạp chí Nhịp cầu Đầu tư công bố). Theo lãnh đạo doanh nghiệp, đây cũng là 2 trong số nhiều khía cạnh mà Vinamilk đang chú trọng.

Tại tọa đàm “Thúc đẩy mô hình kinh doanh hướng tới Net Zero” thuộc khuôn khổ giải thưởng này, ông Lê Thành Liêm, Giám đốc Điều hành Tài chính của Vinamilk, lý giải về những động lực để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu Net Zero: “Người tiêu dùng là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành phát triển bền vững. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề môi trường, lợi ích cộng đồng bên cạnh chất lượng sản phẩm và đưa ra yêu cầu ngày càng cao ở các sản phẩm xanh… Điều này là thách thức nhưng sẽ là động lực lớn nhất cho doanh nghiệp và thương hiệu để phát triển theo hướng bền vững hơn,” ông Liêm chia sẻ.

Cụ thể, gần đây nhất, trong giai đoạn chiến lược 2022-2026, Vinamilk đã công bố phát triển bền vững trở thành 1 trong 4 mũi nhọn chiến lược và chương trình hành động, cùng lộ trình tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có cả nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn Pas 2060: 2014, với 2 đơn vị là Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An đã trở thành những đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn này.

 
 
Vinamilk được vinh danh là Thương hiệu sữa đứng thứ 6 thế giới tại Lễ công bố Top 100 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2023 vừa qua. (Nguồn: Vinamilk)© Vinamilk

Vinamilk cũng là một điển hình cho thấy việc đầu tư cho tính bền vững của doanh nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng là cả một quá trình, chứ không chỉ là nhất thời trong ngắn hạn. Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã được biết đến nhiều qua việc phát hành Báo cáo Phát triển Bền vững theo các chuẩn mực Thế giới, được thực hiện công phu, chi tiết, minh bạch và kiểm toán bởi bên thứ 3. Đây cũng là thời điểm, Vinamilk triển khai hàng loạt dự án phát triển bền vững mà đến nay đã mang lại kết quả tích cực như Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, triển khai năng lượng mặt trời, năng lượng xanh cho toàn bộ trang trại và nhà máy…

 

Từ năm nay, Vinamilk cũng triển khai hàng loạt dự án mới để thúc đẩy tiến trình này như “Trồng cây hướng đến Net Zero” (phối hợp cùng Bộ Tài nguyên & Môi trường); “Cánh rừng Net Zero Vinamilk Đất mũi Cà Mau;” hoàn tất thực hiện kiểm kê đo lường khí nhà kính tại nhà máy, trang trại; nghiên cứu & phát triển các sản phẩm có yếu tố xanh, bền vững… Từ đó, đưa các thông điệp về phát triển bền vững từ doanh nghiệp đến với chính nhân viên, người tiêu dùng và lan tỏa rộng hơn ra cộng đồng, góp phần thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững phát triển./.

Sở hữu chiếc màn hình lớn và viên pin dung lượng cao như Galaxy S23 Ultra, Redmi A1 dễ dàng đánh bại Nokia C31 về khả năng cung cấp smartphone giá rẻ, pin trâu.

Hiện tại để mua được Redmi A1, khách Việt chỉ phải bỏ ra số tiền từ 1.7 triệu đồng. Mức giá này thấp hơn khoảng 400.000 đồng so với khi nó mới ra mắt. So với Nokia C20, nó đắt hơn khoảng 200 nghìn đồng nhưng trang bị tốt hơn hẳn.

 

Màn hình cực lớn, siêu nét

Dù là máy giá rẻ nhưng Redmi A1 cũng được trang bị màn hình Super AMOLED kích thước 6.52 inch có độ phân giải HD+ (720 x 1600 Pixels) với độ sáng tới 400 nits mang đến khả năng hiển thị nổi bật tầm giá cho phép người dùng tận hưởng nội dung hình ảnh, lướt mạng xã hội hay xem phim, đọc tin tức thoải mái.

 

Trang bị giá rẻ nhưng mượt

Redmi A1 có một cấu hình giá rẻ rất đặc trưng. Nó được trang bị bộ vi xử lý MediaTek Helio A22 đi kèm với đó là 2GB LPDDR4x RAM và 32GB bộ nhớ trong chuẩn eMMC 5.1. Dù không cao nhưng đều là nhưng công nghệ mới.

Người dùng có thể mở rộng không gian lưu trữ thông qua khe đọc thẻ nhớ microSD. Đáng chú ý, thay vì dùng MIUI đặc trưng nhà Xiaomi. Khi mua Redmi A1, người dùng sẽ được cài đặt sẵn hệ điều hành Android 12 Go Edition- một phiên bản Android gốc ít tùy biến cực kỳ mượt nhờ được rút đi nhiều tính năng và duy trì các tính năng cốt lõi nhất.

 

Pin khủng, có cả sạc nhanh

Redmi A1được trang bị pin có dung lượng 5000 mAh trong khi chip và màn hình đều là loại không quá tốn pin. Điều này mang đến thời lượng sử dụng cực lâu cho máy. Đặc biệt là khi Redmi A1 còn chạy Android Go 12 có rất ít ứng dụng chạy ngầm. Máy cũng đi kèm với sạc nhanh 22W cho phép sạc nhanh gấp đôi các mẫu smartphone giá rẻ cùng phân khúc vốn chỉ có sạc 10W.

 

Camera Redmi A1 vô địch trong tầm giá

Dù là mẫu máy giá rẻ nhưng Redmi A1 có đủ bộ camera trước và sau tương đối ổn. Trong đó, camera trước là ống kính 5MP cơ bản. Đằng sau là bộ đôi Chính 8 MP & Phụ 2 MP đáp ứng các nhu cầu chụp cơ bản nhất của người dùng. Chất lượng hình ảnh của máy cũng ở mức trung bình và không phải là camera cho có.

Tại sao Redmi A1 hấp dẫn

Ở phân khúc dưới 2 triệu đồng nhưng Redmi A1 đi kèm một loạt các ưu điểm lớn như màn hình đẹp, pin trâu, camera kép, Redmi A1 thực sự là một ông vua giá rẻ của thị trường smartphone. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc smartphone đáng tiền nhất, Redmi A1 sẽ là một lựa chọn tốt.

Mặc dù vậy RAM chỉ 2GB và bộ nhớ 32GB sẽ là rào cản nếu bạn muốn sử dụng lâu dài Redmi A1 bởi bạn sẽ cần đến nhiều dung lượng hơn cho việc lưu trữ ảnh, nhạc hay dữ liệu ứng dụng. Vì vậy không nên mua Redmi A1 nếu bạn cần một chiếc smartphone dùng từ 2-3 năm.




--
Kinhdoanhnh
❌
❌