Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Yesterday — 28 September 2023Main stream

#27/9/2023

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị trên 310 tỷ đồng, cổ phiếu GEX được mua ròng mạnh nhất với giá trị trên trăm tỷ đồng.


Sau chuỗi ngày ảm đạm, chứng khoán Việt Nam diễn biến giằng co và lình xình giảm nhẹ gần như toàn bộ phiên giao dịch 27/9. Song, lực cung bất ngờ gia tăng mạnh sau 14h giúp VN-Index bứt tốc và tiến lên mốc cao nhất về cuối phiên.

Đóng cửa, VN-Index tăng 15,89 điểm (+1,4%) lên mốc 1.153,85 điểm; HNX-Index tăng 6,09 điểm lên 235,84 điểm. Thanh khoản trên HOSE có phần hụt hơi so với phiên trước với giá trị khớp lệnh đạt vỏn vẹn 16.057 tỷ đồng.

Trước bối cảnh khá tích cực của thị trường chung, giao dịch khối ngoại tiếp tục trở thành điểm sáng khi mua ròng gần 382 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị trên 310 tỷ đồng

Tại chiều mua, cổ phiếu GEX được mua ròng mạnh nhất với giá trị 107 tỷ đồng; xếp theo sau GAS và MWG nằm trong danh sách mua ròng mạnh với giá trị lần lượt 54 tỷ và 44 tỷ đồng. Ngoài ra, PDR và DGC cũng được mua ròng khoảng 33-35 tỷ.

Chiều ngược lại, cổ phiếu VCI bị bán ròng mạnh với giá trị 71 tỷ đồng; SSI cũng bị bán ròng tới 35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VIC, HPG và STB xếp tiếp theo danh sách bán ròng mạnh với giá trị bán lần lượt 22, 20 và 16 tỷ đồng.

 

Trên HNX, khối ngoại mua ròng khoảng 20 tỷ đồng

Tại chiều mua, HUT được mua ròng mạnh nhất với giá trị 29 tỷ đồng. Bên cạnh đó, IDC, TNG xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh với giá trị 2 tỷ đồng mỗi mã.

Ngược lại, cổ phiếu SHS, PVI, PVS bị bán ròng mạnh nhất trên HNX song giá trị không nhiều.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng xấp xỉ 51 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu BSR hôm nay được khối ngoại mua ròng 46 tỷ đồng, tương tự, MPC, VGG cũng được mua ròng một vài tỷ đồng mỗi cổ phiếu.

Tại chiều bán, khối ngoại bán ròng mạnh nhất tại ACV, VTP, AAS với giá trị vỏn vẹn vài trăm triệu đồng.

--

Doanh Nghiệp Blog

Người trồng khoai lang lãi cao nhờ giá tăng kỷ lục

Giá khoai lang đang tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên 15.000-20.000 đồng một kg giúp nhiều nông dân ở Tây Nguyên lãi đậm.

Anh Hòa, người trồng khoai lang tại Kon Tum, cho biết mùa vụ năm nay, anh có khoảng 3 ha. Tuần trước, một ha khoai lang lệ cần của anh cho thu hoạch 12 tấn củ. Với giá bán 18.000 đồng một kg cho hàng loại 1 và 13.000 đồng loại 2, anh thu được 170 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh Hòa lãi 100 triệu đồng một ha.

"Tôi còn 2 ha sẽ thu hoạch sau một tháng nữa. Nếu giá vẫn duy trì mức cao này, vụ thu hoạch năm nay gia đình tôi sẽ bội thu", anh Hòa nói.

Trồng khoai lang Nhật 10 năm nay, chị Lương ở Gia Lai, cho biết sản lượng vụ này không như kỳ vọng nhưng mỗi ha vẫn thu khoảng 20 tấn củ (nhà chị có hai ha, thu 40 tấn củ). Nhờ giá mặt hàng này lên cao kỷ lục, sau khi trừ chi phí 120-170 triệu đồng mỗi ha, năm nay chị lãi gần 400 triệu đồng.

Khoai lang lệ cần được nông dân thu hoạch tại nhà vườn ở Kon Tum. Ảnh: Thanh Mai

Chị Thanh Mai - thương lái chuyên thu mua khoai tại các tỉnh Tây Nguyên - cho biết năm ngoái, giá khoai lang khoảng 8.000-10.000 đồng một kg. Người dân đa phần bị lỗ hoặc có lời thấp. Năm nay, giá tăng cao gấp đôi nên nhiều người lãi cao. Các hộ trồng khoai lệ cần, sau khi trừ chi phí canh tác và thuê đất, mỗi hộ lãi 80-100 triệu đồng. Còn với khoai Nhật, mức lãi khoảng 100-200 triệu một ha.

Theo chị Mai, không chỉ Gia Lai, Kon Tum, hầu hết người trồng ở khu vực Tây Nguyên đều bán được giá cao từ 14.000-20.000 đồng một kg. So với năm ngoái, khoai năm nay chất lượng hơn nhưng sản lượng bán ra thị trường giảm do năng suất thấp hơn mọi năm.

Các thương lái cho biết giá khoai lang lên cao do nhu cầu tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu tăng mạnh. Trong khi đó, nguồn cung giảm, nông dân không trồng ồ ạt như trước đây. Đặc biệt, vào mùa mưa, lượng khoai thu hoạch thường giảm 30-40% so với mùa khô.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cũng cho rằng Trung Quốc thông qua Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm khoai lang của Việt Nam cuối năm ngoái đã tạo đòn bẩy cho giá nông sản tăng. Mới đây, cuối tháng 4, lô khoai lang đầu tiên xuất chính ngạch sang Trung Quốc tạo thêm thuận lợi cho nhu cầu tiêu thụ nông sản này.

Để phát triển ổn định, theo ông Nguyên, người nông dân và các doanh nghiệp cần bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói. Chất lượng sản phẩm càng tốt, việc xuất khẩu đi Trung Quốc và các nước càng thuận lợi và khoai lang sẽ là nông sản có giá trị cao.

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai, tỉnh này có khoảng 5.000 ha khoai lang. Diện tích trồng tập trung chủ yếu ở Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, Chư Sê, Chư Pưh, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông, Mang Yang.

Còn tại Đăk Lăk có khoảng 10.000 ha khoai lang, trồng chủ yếu ở các huyện Lăk, Cư M’gar, Krông Năng, Krông Buk, Krông Ana, Krông Bông, Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột. Tổng sản lượng toàn tỉnh ước đạt gần 300.000 tấn năm nay. Riêng các nơi trồng đã được thiết lập hồ sơ cấp mã vùng trồng có sản lượng khoảng 50.000 tấn. Đến nay, bà con nông dân đã thu hoạch khoảng 50% diện tích trong số này.

Thi Hà




--

 

SCIC muốn mua thêm 3 triệu cổ phiếu MBB

Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – HoSE: MBB) với mục đích là đầu tư tài chính. Phương thức giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Dự kiến thời gian thực hiện từ ngày 26/9 đến 24/10/2023.
Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng MB có lãi suất khá hấp dẫn.

Hiện SIC đang sở hữu 1,38 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng với tỷ lệ 0,0265%. Nếu mua thành công, SIC sẽ nâng sở hữu lên 4,38 triệu cổ phiếu MBB, tương đương tỷ lệ 0,084%.

 

Trong khi đó, công ty mẹ của SIC là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu hơn 427 triệu cổ phiếu MBB, tương đương tỷ lệ sở hữu 9,42%.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MBB đang giao dịch trên mức 18.000 đồng. Ước tính theo vùng giá này, SIC sẽ phải bỏ ra hơn 54 tỷ đồng để mua thành công 3 triệu cổ phiếu MBB.

Tháng 8 vừa qua, MB đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 52.100 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 15%.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hợp nhất MB trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 12,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Hiện MB là ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao nhất trong hệ thống, đạt 37,06%.

Tại thời điểm 30/6/2023, MB ghi nhận tổng tài sản hơn 806 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng đạt 10,6%, trong đó riêng quý 2 tăng trưởng 6,8%.




--

Cộng đồng Doanh nhân

Before yesterdayMain stream

Re: 26/9/2023 Top 10 cổ phiếu nổi bật phiên 26/9: VIC, NVL, GVR, PVS, SSI, DIG, VIX, TCH

Chứng khoán Yuanta (FSC) khuyến nghị bán VGC, QNS, PVS, KBC, TCH, STB

 

Chỉ số YS30 đóng cửa ở mức 88.33 điểm (-5%) và đồ thị giá giảm về mức đáy tháng 8/2023 và đường trung bình 100 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số YS30 có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực cho thấy rủi ro ngắn hạn đã có dấu hiệu gia tăng, nhưng các chỉ báo kỹ thuật giảm mạnh về vùng quá bán cho nên đồ thị giá có thể sẽ sớm xuất hiện nhịp hồi trong vài phiên tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hanh của chỉ số YS30 bị hạ xuống mức GIẢM. Do đó, trong ngắn hạn, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp.

 

Hệ thống xu hướng ngắn hạn xuất hiện tín hiệu BÁN cổ phiếu: VGC, QNS, PVS, KBC, TCH, STB.

 

Chứng khoán FPT (FPTS) khuyến nghị bán NVL

 

Theo nhóm phân tích, đồ thị tuần, xu hướng tăng của NVL đã có dấu hiệu bị ngắt nhịp khi áp lực cung gia tăng mạnh tại vùng giá cao.

 

Trên EOD, vai trò kháng cự của ngưỡng neckline được xác nhận, NVL kích hoạt tín hiệu bán theo mẫu hình Double Top.

 

MACD, RSI, MFI đều đã xác nhận tín hiệu phân kì.

 

Nhìn chung, diễn biến giá ở thời điểm hiện tại đang cho thấy khả năng NVL chưa thể hồi phục sau khi xác nhận vai trò kháng cự của ngưỡng neckline mẫu hình Double Top. Do vậy NVL nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm giá trong ngắn hạn.

 

Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Quan sát mua PVD, LPB

 

PHS khuyến nghị nhà đầu tư quan sát mua PVD với luận điểm mã này có tín hiệu giảm quá bán trong ngắn hạn + hỗ trợ gần vùng 23-23.5. Theo đó, PVD khả năng có nhịp hồi t+ nếu tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ đã đề cập. Tương tự với LPB, khả năng có nhịp hồi t+ khi lùi về vùng giá 12-13.

 

Ngược chiều, PHS khuyến nghị bán REE, CTG, EVE.

 

Băng Băng

Re: 26/9/2023

Thị trường giao dịch ảm đạm, khối ngoại lại tranh thủ “bắt đáy” khi tung gần 694 tỷ đồng mua ròng trên toàn thị trường.

Sau phiên giảm sâu, VN-Index tiếp tục ghi nhận phiên rung lắc mạnh. Nỗ lực phục hồi tại một số nhóm cổ phiếu giúp chỉ số có thời điểm bật tăng 10 điểm. Tuy nhiên, sức ép tại loạt trụ cứng như VCB, VIC, VHM khiến thị trường nhanh chóng lùi bước về 1.138 điểm để kết phiên với mức giảm 15 điểm. Thị trường giao dịch ảm đạm, khối ngoại lại tranh thủ “bắt đáy” khi tung gần 694 tỷ đồng mua ròng trên toàn thị trường.

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 651 tỷ đồng

Tại chiều mua, HPG được mua ròng mạnh nhất với giá trị 157 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SSI xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 134 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng DGC với giá trị là 76 tỷ đồng.

Ngược lại, FUESSVFL chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 118 tỷ đồng; theo sau GVR , MWG bị bán khoảng 49 và 38 tỷ đồng mỗi mã.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng 27 tỷ đồng

Tại chiều mua, HUT được mua ròng mạnh nhất với giá trị 36 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TNG xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HNX với 3 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng và CEO mua ròng với giá trị là 0,8 tỷ đồng.

 

Ngược lại, SHS chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị 5 tỷ đồng; theo sau PVS bị bán khoảng 4 tỷ đồng.

Trên UPCOM, khối ngoại mua ròng gần 16 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu BSR hôm nay được khối ngoại mua 17 tỷ đồng, tương tự, MPC, MCH, cũng đồng loạt mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài tỷ đồng.

VEA hôm nay bị khối ngoại bán ròng mạnh khoảng gần 4,7 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại ACV, GDA, QNS,...

 



--

Doanh Nhân Việt

26/9/2023

Phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán khiến chỉ số VN-Index "bốc hơi" gần 90 điểm và khả năng áp lực bán tháo vẫn chưa kết thúc trong ngắn hạn.

 
 

Thị trường chứng khoán ngày 26-9 tiếp nối chuỗi ngày bán tháo bằng phiên giảm điểm mạnh. Kết phiên, VN-Index giảm 1,32% (-15,24 điểm) về còn 1.137,96 điểm; HNX và Upcom cũng không nằm ngoài xu hướng khi giảm lần lượt 0,76% và 0,30% so với phiên trước.

Tâm lý thận trọng bao trùm, diễn biến thị trường phiên sáng giằng co trong sắc đỏ. Tuy có lúc các chỉ số chính dần lấy lại sắc xanh nhưng lực bán đột ngột trước phiên ATC đánh rơi toàn bộ điểm tích lũy trước đó. VN-Index kết phiên mức thấp nhất ngày các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ. Độ rộng thị trường nghiêng về sắc đỏ với 317 mã giảm trên 180 mã cổ phiếu tăng.

Thị trường chứng khoán vẫn chìm trong sắc đỏ. Ảnh: Tấn Thạnh

Tác động giảm điểm lớn trong phiên là ngân hàng, bất động sản và hóa chất khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn (bluechips) ghi nhận mức giảm sâu như VCB, VHM, VIC, GVR, BID… Tổng giá trị giao dịch tại sàn HOSE ghi nhận mức giảm 7,99% so với trước, khi đạt 21.617 tỉ đồng, trong khi đó giao dịch khối ngoại tiếp tục mua ròng phiên thứ 2 tại HOSE khi giá trị mua ròng đạt hơn 649 tỉ đồng.

Nhận định về phiên ngày mai, 27-9 các công ty chứng khoán cho rằng áp lực bán tháo chưa kết thúc, thị trường vẫn đang dò đáy trong ngắn hạn. Ông Võ Kim Phúc, Phó trưởng phòng phân tích, Công ty chứng khoán BETA cho rằng, theo quan điểm kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang có xu hướng giảm ngắn hạn, tín hiệu tiêu cực. Việc mất mốc hỗ trợ 1.150 điểm tạo áp lực lớn lên VN-Index và đang hướng xuống mốc hỗ trợ thấp hơn tại 1.120 điểm. Trong khi đó, mốc 1.200 điểm một lần nữa sẽ đóng vai trò kháng cự.

Công ty chứng khoán SHS cũng cho rằng, xét dưới góc nhìn ngắn hạn, thị trường vẫn đang trong nhịp điều chỉnh mạnh và việc giảm qua ngưỡng hỗ trợ trung dài hạn 1.150 điểm cho thấy động lực suy yếu của thị trường trong ngắn hạn.

Về góc nhìn trung hạn, việc VN-Index tiếp tục giảm qua mốc hỗ trợ quan trọng 1.150 điểm khiến xu hướng tăng điểm của thị trường bị đe dọa. Trong trường hợp thị trường có nhịp hồi phục, do biên độ dao động của nhịp điều chỉnh vừa qua là lớn nên vẫn cần thời gian ổn định trở lại. 

Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cũng dự báo áp lực bán vẫn còn dư địa kéo dài trong phiên tới. Mốc 1.120 điểm được kỳ vọng ngăn đợt sụt giảm của VN-Index ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên không loại trừ khả năng sẽ xuyên thủng và hướng về mốc hỗ trợ mạnh 1.096 điểm.

"Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị mở vị thế mua trong phiên tới khi VN-Index tiến tới mốc 1.120 điểm. Mức tỉ trọng giải ngân vẫn nên duy trì lượng tiền mặt còn lại chiếm ít nhất khoảng 20% tổng tài sản trong tài khoản", các chuyên gia của chứng khoán CSI nêu quan điểm.

Trong khi đó, một số công ty chứng khoán khác cho rằng trong ngắn hạn, thị trường vẫn còn nhiều khả năng xuất hiện những biến động mạnh, nhà đầu tư có tỉ trọng cổ phiếu cao nên cẩn trọng trong việc mở vị thế mua mới và ưu tiên quản trị rủi ro danh mục.

Đối với nhà đầu tư có tỉ trọng cổ phiếu thấp có thể cân nhắc tận dụng nhịp điều chỉnh để mua tích lũy dần cổ phiếu của những doanh nghiệp có triển vọng kết quả kinh doanh khả quan trong quý 3 hoặc có những thông tin hỗ trợ cho triển vọng kinh doanh tích cực hơn trong giai đoạn cuối năm, tuy nhiên chưa nên vượt quá 50% cơ cấu danh mục.

Thái Phương
 
 

 

Re: 23/09/2023 Thị trường chứng khoán chưa hình thành đáy trong ngắn hạn

Các mã bất động sản thanh khoản cao giảm mạnh có CEO của Tập đoàn C.E.O với mức giảm 11,8%. TDH của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức cũng giảm 9%.

20 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất nhóm bất động sản trong tuần từ 18 - 22/9.
20 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất nhóm bất động sản trong tuần từ 18 - 22/9.

NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) cũng gây chú ý khi tiếp tục giảm gần 8%. Thanh khoản của NVL giảm đến 39% so với tuần trước và đạt gần 38 triệu cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên. Thông tin về doanh nghiệp này khá đa dạng trong thời gian gần đây. HĐQT Novaland công bố Nghị quyết chấp thuận việc ký kết, chuyển giao và thực hiện thỏa thuận tái cơ cấu các khoản vay và các tài liệu giao dịch khác. Thỏa thuận tái cơ cấu khoản vay giữa công ty và các bên liên quan bao gồm: Công ty TNHH Bất động sản Đăng Khánh, CTCP The Prince Residence và các nhà đầu tư trái phiếu để thực hiện thỏa thuận hoán đổi.

Bên cạnh đó, Novaland cũng thông qua việc mua lại trái phiếu trước hạn theo cơ chế tự động theo các điều khoản và điều kiện của các tài liệu trái phiếu. Tổng giá trị trái phiếu mua lại theo mệnh giá là 2.346 tỷ đồng. Giá mua lại được xác định theo thỏa thuận giữa Novaland và các trái chủ. Trước đó, công ty cũng công bố dùng bất động sản để thanh toán các khoản gốc, lãi cho hai lô trái phiếu có tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này mới đây cũng công bố nghị quyết Hội đồng quản trị doanh nghiệp về việc cam kết của Novaland cho khoản vay của công ty con là CTCP Địa ốc Ngân Hiệp tại MBBank. Theo đó, khoản vay có hạn mức tín dụng tối đa là 1.200 tỷ đồng và dư nợ cho vay tại mọi thời điểm tối đa 600 tỷ đồng. Mục đích khoản vay là đầu tư, xây dựng và phát triển hai dự án Khu du lịch Ngân Hiệp 1, 2 - Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngoài ra, Novaland lùi thời hạn thanh toán lô trái phiếu 650 tỷ đồng thêm 2 năm. Đây là lô trái phiếu được phát hành từ năm 2019, thời hạn 4 năm với tổng giá trị 650 tỷ đồng.

Các mã thanh khoản cao giảm mạnh còn có LDG của CTCP Đầu tư LDG (-7,72%), ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (-7,72%), DXS của CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (-6,8%)…

Ở chiều ngược lại, dù thị trường biến động tiêu cực nhưng vẫn có một số mã bất động sản đi ngược và đa phần nằm trong diện thanh khoản thấp. LSG của CTCP Bất động sản Sài Gòn VINA đứng đầu danh sách tăng giá với gần 81% chỉ sau một tuần giao dịch. Tiếp sau đó, cổ phiếu BIG của CTCP Big Invest Group cũng tăng đến gần 25%.

Nhóm khu công nghiệp ghi nhận nhiều điểm sáng, trong đó, LHG của CTCP Long Hậu tăng giá 7,3% bất chấp biến động xấu của thị trường chung. Tương tự, TIP của CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa cũng tăng 4% hay như IDC của Tổng công ty IDICO tăng 2,7%.

Về IDC, ngày 29/9 tới đây, công ty sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 2.000 đồng. Ngày dự kiến thanh toàn vào 13/10/2023.

20 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất nhóm bất động sản trong tuần từ 18 - 22/9.
20 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất nhóm bất động sản trong tuần từ 18 - 22/9.

Đối với nhóm vốn hóa lớn, trong top 10 vốn hóa chỉ có duy nhất BCM của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp có sự tăng giá ở tuần qua, dù vậy mức tăng chỉ 0,72%. Trong khi đó, các mã trụ cột với thị trường như VIC của Tập đoàn Vingroup giảm 6,7%, VHM của CTCP Vinhomes giảm 5%...

 

Giải pháp marketing mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ


--

Theo ông Lê Bảo Quốc, CEO & Founder Công ty cổ phần Công nghệ Modoro, Ybai Marketing hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động khách hàng giới thiệu khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng tự động.

 Đội ngũ phát triển Ybai Marketing. Ảnh: Modoro

Thu hút khách hàng - bài toán khó của DN nhỏ và vừa

Một trong những khía cạnh khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc chưa biết cách thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Họ cố gắng tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn để tạo lưu lượng (traffic) và tìm kiếm cơ hội để chào hàng. Tuy nhiên, đối với khách hàng, họ thường ưu tiên mua hàng từ các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh mẽ hoặc được giới thiệu bởi bạn bè hoặc người quen.

Từ đó, ông Lê Bảo Quốc nhận định, MGM Marketing (Member Get Member: khách hàng thân thiết giới thiệu khách hàng mới) hứa hẹn là kênh bán hàng hiệu quả nhờ đánh trúng tâm lý của người mua hàng. 

“Hãy tưởng tượng nếu bạn có hàng nghìn người làm các nội dung hấp dẫn nói về sản phẩm của bạn trên internet, chuyện gì sẽ xảy ra? Có phải thương hiệu của bạn sẽ trở nên uy tín hơn và nổi tiếng hơn, điều đó giúp bạn bán được hàng nhanh chóng?”, ông Lê Bảo Quốc phân tích.

Đây cũng là động lực Công ty cổ phần Công nghệ Modoro tạo ra Ybai Marketing - một nền tảng marketing hỗ trợ tối ưu hóa các hoạt động khách hàng giới thiệu khách hàng và chăm sóc khách hàng tự động một cách đơn giản. Từ đó doanh nghiệp có thể chuyển đổi tất cả những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành và trở thành đại sứ của thương hiệu.

Cách Ybai Marketing hỗ trợ doanh nghiệp

Cũng theo CEO của Modoro, Ybai là một nền tảng marketing all-in-one bởi nó tích hợp nhiều phương pháp marketing trong một hệ thống, bao gồm: MGM Marketing (các chương trình khách hàng giới thiệu khách hàng; Affiliate/Referral…); Funnel Marketing (xây dựng các chiến dịch quà tặng, các chương trình game viral thu hút khách hàng…); Automation Marketing (triển khai các kịch bản chăm sóc khách hàng tự động qua email, zalo,...); Simple CRM (quản lý theo dõi khách hàng và các hoạt động bán hàng). 

Đồng thời, Ybai còn là một hệ thống tiếp thị liên kết đa kênh giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các chương trình Affiliate lên các website đang có.

Giao diện dashboard giải pháp Ybai Marketing. Ảnh: Modoro

Nhờ các phương pháp marketing tích hợp, Ybai hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng theo 5 chiến lược cụ thể:

Nhân bản khách hàng: Tạo các hoạt động chính sách để khách hàng thu hút khách hàng mới như: Quay video review sản phẩm để nhận ưu đãi; Ưu đãi MGM: Khách hàng được ưu đãi cho bạn bè người thân; Chương trình mua chung giúp thúc đẩy khách hàng mời bạn bè.

Gamification: Tạo các game để khách hàng tham gia thông qua đó họ được nhận thưởng ví dụ khi khách hàng giới thiệu người tham gia, sáng tạo nội dung cùng thương hiệu, đăng tải và chia sẻ nội dung về sản phẩm… sẽ được nhận thưởng.

Liên minh hợp tác: Bằng cách kết nối với các đối tác có cùng phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Ưu đãi chéo: khách hàng các bên sẽ được ưu đãi khi mua hàng bên còn lại; Combo Mix: khách hàng mua combo có cả sản phẩm dịch vụ cả hai bên hợp tác sẽ được mức giá tốt nhất; Hoạt động chung: tổ chức sự kiện để mời tất cả khách hàng của hai bên hợp tác tới tham dự và ra mắt các chương trình thành viên; Tạo thẻ thành viên và xây dựng hệ sinh thái.

Đại sứ thương hiệu: bằng cách chuyển giao toàn bộ quy trình bán hàng cho khách hàng và chuyển đổi họ thành những đại sứ thương hiệu qua các chương trình như: Mentor/Coach/Trainer: đào tạo và thu hút thêm khách hàng mới; Chuyển giao quy trình và sản phẩm.

Cộng đồng KOL/LOC/Reviewer/Affiliate: Ngày nay có rất nhiều cộng đồng như vậy, họ đang tìm kiếm các công việc kinh doanh online và sẵn sàng đi bán hàng cho bạn khi bạn cho họ thấy sản phẩm uy tín và chính sách hấp dẫn. 

“Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp áp dụng Ybai để tạo ra những ưu đãi MGM, những người quay video review có thể thúc đẩy người xem mua hàng thông qua việc đăng ký qua link giới thiệu của họ, từ đó người mua sẽ được ưu đãi khủng cho lần đầu tiên. Và chính họ - những người reviewer cũng được nhận quà và hoa hồng khi có đơn hàng đăng ký thành công”, ông Lê Bảo Quốc cho hay. 

 Khách hàng thân thiết giới thiệu khách hàng mới. Ảnh: Modoro

Ông Lê Bảo Quốc cho biết thêm, đây cũng chính là những gì Modoro đã áp dụng khi ra mắt dự án Ybai. Và đến thời điểm hiện tại Ybai đã triển khai hơn 1000 doanh nghiệp và hơn 50.000 cộng tác viên.

 

Giải pháp YBAI Marketing - Công ty cổ phần công nghệ Modoro

Website: ybai.vn

Email: ybai@...

Hotline: 08 1900 0790

Công ty chủ quản: Công ty cổ phần công nghệ Modoro

(Nguồn: Công ty cổ phần công nghệ Modoro)


 

SpaceX muốn mang Starlink tới Việt Nam

Nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 tại thành phố New York (Mỹ), chiều ngày 20/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ và thế giới, trong đó có Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX của tỷ phú Elon Musk (chuyên về cung cấp tàu vũ trụ, dịch vụ phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh).

Tại cuộc gặp, ông Tim Hughes - Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Quan hệ Chính phủ và Kinh doanh toàn cầu của SpaceX cho biết, tập đoàn này dự kiến sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD vào Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn được cấp phép đầu tư cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam.

Theo Báo điện tử Chính phủ , Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh SpaceX chủ động đề xuất mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam, đồng thời cho biết sẽ giao các cơ quan có liên quan trao đổi và hướng dẫn Tập đoàn thực hiện các dự án hợp tác, đầu tư trong khuôn khổ pháp lý; đề nghị tập đoàn góp ý về các chính sách liên quan.

SpaceX muốn mang Starlink tới Việt Nam. Ảnh: citizentv

Theo TTXVN , Thủ tướng còn đề nghị SpaceX quan tâm nghiên cứu và đề xuất với các đối tác OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị viễn thông tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thủ tướng cũng gửi lời mời Chủ tịch Tập đoàn SpaceX Elon Musk dự Triển lãm Công nghệ Quốc tế tại Việt Nam vào cuối năm nay; đồng thời tạo động lực, truyền cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam trong đổi mới sáng tạo và sử dụng sản phẩm của SpaceX.

'Kỳ quan bên ngoài thế giới'

Theo tờ Economist , hệ thống Starlink được ví như một trong những "kỳ quan bên ngoài thế giới" với 3.335 vệ tinh đang hoạt động , chiếm hơn một nửa tổng số vệ tinh của cả thế giới. Hiện tại, SpaceX đang cung cấp mạng vệ tinh mang tới khả năng truy cập internet tốc độ cao cho người dùng ở 45 quốc gia, với ít nhất 1 triệu người đăng ký.

Theo NASA Space Flight , tổng chi phí của dự án kéo dài một thập kỷ để thiết kế, xây dựng và triển khai được SpaceX ước tính vào tháng 5 năm 2018 là khoảng 10 tỷ USD.

Năm 2012, trong bài thuyết trình tại hội nghị MWC 2021, ông Elon Musk cho biết, SpaceX đã đầu tư 5-10 tỷ USD vào Starlink trước khi dịch vụ này sinh lãi được cho công ty.

Bên cạnh đó, SpaceX sẵn sàng đầu tư tới 30 tỷ USD để mở rộng Starlink, tiến tới phủ sóng mạng lưới này ở gần như mọi nơi trên toàn cầu, "ngoại trừ 2 vùng cực".

Starlink là "công nghệ thay đổi cuộc chơi" trong thế giới của kết nối internet. Ảnh: Digital

Tờ Nikkei Asia cho hay, SpaceX đang mở rộng đế chế kinh doanh của mình với số vụ phóng vệ tinh gia tăng mạnh, chiếm hơn 60% số vụ phóng vệ tinh trên thế giới (tính từ đầu năm cho tới tháng 7/2023).

Một tên lửa SpaceX có khả năng mang 60 vệ tinh cùng lúc. Trong 6 tháng đầu năm nay, SpaceX đã đưa hơn 1.000 vệ tinh lên quỹ đạo. Nếu tính từ năm 2019 tới nay thì SpaceX đã đưa gần 5.000 vệ tinh lên không gian và đã xin phép vận hành tổng cộng 42.000 vệ tinh.

SpaceX có rất ít đối thủ cạnh tranh ở mảng vệ tinh viễn thông, đối thủ "nặng ký" nhất có lẽ là Amazon.

Các vệ tinh Starlink của SpaceX có thể cung cấp khả năng truy cập internet tốc độ cao khi chúng quay quanh quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất từ 300-600km - khoảng cách này thấp hơn nhiều so với vệ tinh khí tượng và các vệ tinh khác (chúng thường hoạt động trong quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất khoảng 36.000km). Để truy cập internet, khách hàng của Starlink chỉ cần lắp đặt ăng-ten 50x30cm.

Hãng tàu du lịch Royal Caribbean Group (Mỹ) và hãng hàng không giá rẻ Zipair Tokyo của Nhật Bản là một vài ví dụ về khách hàng của Starlink. Bên cạnh đó, hệ thống liên lạc vệ tinh này cũng đóng vai trò quan trọng ở Ukraine.

Tờ Aviation Week đánh giá Starlink là "công nghệ thay đổi cuộc chơi" trong thế giới của kết nối internet . Công nghệ tiên tiến này đang cung cấp internet tốc độ cao cho những địa điểm mà trước đây khả năng truy cập internet chậm, hoặc không thể truy cập.

Trong khi đó, IPS Today gọi Starlink là "cuộc cách mạng" trong mạng lưới internet toàn cầu. Nhờ hệ thống này mà Croatia - quốc gia nằm ở Trung và Đông Nam Âu - đã chứng kiến bước chuyển mình lớn. Khả năng truy cập internet được tăng cường đã mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân.

Các doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa của Croatia giờ đây đã có nâng cao hoạt động của mình bằng cách tăng cường sự hiện diện trực tuyến, tham gia vào sàn thương mại điện tử và truy cập vào các dịch vụ dựa trên "công nghệ đám mây (Cloud Computing)" hiệu quả hơn.

Khả năng kết nối mới này giúp các doanh nghiệp ở Croatia mở rộng cơ sở khách hàng, tăng năng suất và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

IPS Today

Theo Ookla - nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra tốc độ Internet của Mỹ, xét về tốc độ và chất lượng thì hệ thống internet mà Starlink mang tới có thể so sánh với các dịch vụ trên mặt đất, trong khi nhanh hơn 40% và 50% so với băng thông rộng thông thường ở Anh và Úc.

Do loại bỏ nhu cầu về dây cáp nên mạng lưới internet vệ tinh có lợi thế lớn ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa - nơi cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc kém. Euroconsult - công ty tư vấn ngành công nghiệp vũ trụ - cho biết, số lượng người dùng vệ tinh băng thông rộng dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi trên toàn thế giới, từ 71 triệu người năm 2022 lên 153 triệu người vào năm 2031.

Trong khi đó, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo thị trường toàn cầu về dịch vụ liên lạc vệ tinh sẽ tăng gấp 13 lần từ năm 2020 đến năm 2040, lên 95 tỷ USD.

SpaceX hiện đang nuôi dưỡng các kế hoạch lớn cho Starlink. Với số lần phóng vệ tinh liên tục tăng, Starlink dự kiến sẽ có phạm vi phủ sóng rộng hơn và tốc độ truy cập internet được cải thiện hơn nữa. Điều này không những hứa hẹn mang tới lợi ích cho những người sống ở vùng sâu vùng xa, mà còn cho những khu vực thường gặp khó khăn trong việc truy cập mạng lưới internet đáng tin cậy.

 
 

Sau gần 3 năm, cổ phiếu Vinamilk mới trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại tỷ USD VEIL vào cuối tháng 8 vừa qua.

Theo báo cáo cập nhật mới nhất, cổ phiếu VNM của Vinamilk đã vươn lên trở thành khoản đầu tư lớn thứ 9 trong danh mục của Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) - quỹ ngoại lớn nhất do Dragon Capital quản lý.

Tại ngày 14/9, tổng giá trị tài sản ròng của VEIL lên đến hơn 1,9 tỷ USD. Ước tính khoản đầu tư vào Vinamilk của quỹ ngoại này có giá trị xấp xỉ 70 triệu USD (~1.670 tỷ đồng), tương ứng lượng nắm giữ vào khoảng 21 triệu cổ phiếu. Con số này tương đương 1% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Vinamilk.

Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL tại ngày 14/9

Thực tế, Vinamilk từng là một khoản đầu tư ưa thích của VEIL trong nhiều năm. Trong giai đoạn 2011-2013, cổ phiếu này từng chiếm tỷ trọng đến gần 30% NAV của quỹ. Tuy nhiên, quỹ ngoại này đã dần bán ra khi doanh nghiệp đầu ngành sữa gặp áp lực về tăng trưởng và một phần ảnh hưởng từ cuộc chạy đua mua cổ phần chi phối của Jardine Cycle & Carriage và F&N.

VEIL lần đầu đưa Vinamilk ra khỏi top 10 danh mục vào cuối năm 2018. Sau đó, cổ phiếu VNM thường xuyên “ra vào” danh sách này nhưng với tỷ trọng không lớn trước khi “lặn” hẳn từ đầu tháng 10/2020. Phải mất gần 3 năm, Vinamilk mới trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL vào cuối tháng 8 vừa qua.

Có thể thấy, VEIL đã mua gom một lượng lớn cổ phiếu VNM từ đầu năm đến nay. Thời điểm cuối năm 2022, quỹ ngoại này còn không nằm trong danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk. Điều này tương đương với việc VEIL thời điểm đó chỉ nắm chưa đến 8 triệu cổ phiếu VNM. Ước tính, quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý đã mua ròng tối thiểu 13 triệu cổ phiếu VNM từ đầu năm, giá trị có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk cuối năm 2022

Không loại trừ khả năng, VEIL mới trở lại gom VNM từ đầu tháng 7, cùng thời điểm khối ngoại đảo chiều mua ròng trên cổ phiếu này. Trong gần 3 tháng qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên Vinamilk. Con số này giúp thu hẹp giá trị bán ròng luỹ kế từ đầu năm đến nay xuống còn khoảng 400 tỷ đồng.

 

 

Động thái mua ròng của khối ngoại góp phần không nhỏ thúc đẩy cổ phiếu VNM hồi phục từ vùng đáy dài hạn hồi cuối tháng 6. Sau gần 3 tháng, cổ phiếu này đã tăng 27% qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng trước khi điều chỉnh nhẹ. VNM hiện đang dừng ở mức 77.500 đồng/cp, tương ứng vốn hóa vào khoảng 162.000 tỷ đồng, tăng gần 29.500 tỷ (~1,2 tỷ USD) so với thời điểm 3 tháng trước.

 

Những động lực tăng trưởng mới

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng sự kiện tái định vị thương hiệu với việc thay đổi logo, mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ vào trong tương tác với khách hàng cho thấy những nỗ lực trẻ hóa thương hiệu để hướng đến nhóm tiêu dùng trẻ, năng động. Các dự án số hóa nhằm ứng dụng công nghệ sẽ giúp Vinamilk có thể tiếp cận và hiểu được khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời, nhằm đưa ra các giải pháp giúp tăng hiệu suất hoạt động.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, Vinamilk tự tin sẽ giành lại được thị phần trong các quý sắp tới nhờ vào Chiến dịch tái định vị thương hiệu và thay đổi bao bì sản phẩm mới (công ty đã giành lại được thị phần trong tháng 6). Hiện tại, thị phần của ngành hàng Sữa nước đang đạt hơn 60%, Sữa chua khoảng 80%, Sữa đặc lớn hơn 80% và Sữa bột ở mức quanh 20%.

Bên cạnh hoạt động tái định vị thương hiệu, một yếu tố quan trọng được đánh giá có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của Vinamilk là xu hướng giảm giá nguyên vật liệu đầu vào.

Giá bột sữa nguyên liệu giảm khoảng 25% so với năm ngoái, là mức thấp nhất 4 năm trở lại đây. Nguyên nhân do nhu cầu sữa ở trên thế giới đang suy yếu vì tốc độ lạm phát trong 24 tháng qua. Ngoài ra, Trung Quốc – nhà nhập khẩu sữa nguyên liệu chiếm 40% sản lượng nhập khẩu từ New Zealand (nhà xuất khẩu lớn nhất, chiếm 80% sữa bột nguyên kem toàn cầu) cũng giảm nhập khẩu, do nước này tự chủ hơn trong sản xuất sữa nguyên liệu.

Giá nguyên liệu đầu vào giảm giúp biên lợi nhuận gộp của Vinamilk có mức cải thiện lớn nhất kể từ đầu năm 2021. Biên lãi gộp trong quý 2/2023 đạt 40,5% (lũy kế 6 tháng năm 2023 đạt 39,7%), tương ứng với mức tăng 170 điểm cơ bản so với quý trước. Theo PHS, Vinamilk kỳ vọng xu hướng hồi phục của biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp diễn trong các quý tiếp theo với mục tiêu quay trở về mức trước đại dịch Covid.

Tương tự, SSI Research trong một báo cáo gần đây, cũng kỳ vọng xu hướng giảm giá sữa bột nhập khẩu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận ròng của Vinamilk thời gian tới. Bên cạnh đó, chiến lược chuyển đổi trung hạn của Vinamilk với nhận diện thương hiệu mới, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh thu và bảo vệ thị phần. Trong năm 2024, SSI Research dự phóng tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ tăng từ 42,1% lên 43% để phản ánh xu hướng giảm của sữa bột nhập khẩu.

 

Về tiềm năng dài hạn, bà Trần Hương Mỹ - Giám đốc Nghiên cứu, Ngành Hàng tiêu dùng, Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) nhận thấy tiêu thụ sữa bình quân đầu người Việt Nam chỉ là 21kg/người, thấp hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhưng trong 5 – 10 năm tới, kỳ vọng Việt Nam có thể bắt kịp các nước từ việc tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người sẽ là động lực tăng trưởng ngành sữa.

 
 

Theo Hà Linh

 

Doanh nghiệp xơ sợi nào hưởng lợi lớn nhất khi nhu cầu sản phẩm dự báo phục hồi tích cực thời gian tới?

 Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xơ sợi đã có dấu hiệu được cải thiện rõ rệt trong nửa đầu năm nay và được nhận định sẽ tăng trưởng tích cực hơn trong những tháng tới khi nhu cầu xơ sợi phục hồi.

Ngành xơ sợi đã có dấu hiệu được cải thiện rõ rệt

Hoạt động sản xuất sợi đã cải thiện trong quý 2/2023, hứa hẹn kết quả tích cực hơn tại phân khúc đầu ra trong các tháng tới. (Nguồn: Tổng cục Thống kê, VNDIRECT Research)

Trong nửa đầu năm nay, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xơ sợi Việt Nam đã có dấu hiệu được cải thiện rõ rệt khi giá nguyên liệu cotton đã giảm đáng kể so vói giai đoạn nửa đầu năm 2022 và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng trở lại.

Điển hình, doanh thu nửa đầu năm nay của Công ty Cổ phần Damsan (Dệt sợi Damsan, mã cổ phiếu ADS - sàn HoSE) tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tính riêng quý 2/2023, doanh thu và lãi ròng của doanh nghiệp này lần lượt tăng 66,7% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2022, và lần lượt tăng 129% và 89% so với quý 1/2023.

Các doanh nghiệp sản xuất sợi polyester ghi nhận mức tăng trưởng yếu hơn do có nền cao trong giai đoạn nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, theo đánh giá của VNDIRECT Research, nhu cầu đối với sản phẩm thuộc phân ngành dệt may này đã và đang dần phục hồi. Trong quý 2/2023, doanh thu của Công ty Cổ phần Sợi Thế kỷ (mã cổ phiếu STK - sàn HoSE) đã tăng 41,5% so với quý 1/2023 và lãi ròng tăng gấp 22 lần so với quý 1/2023.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xơ, sợi lớn nhất của Việt Nam. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT Research)

Với việc giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may Việt Nam đã có sự cải thiện qua các tháng kể từ tháng 5/2023, VNDIRECT Research nhận định đây là tín hiệu sớm cho đà phục hồi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dệt may và những khó khăn của ngành này đang đi đến hồi kết. Đồng thời, các doanh nghiệp ngành xơ sợi - thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may được kỳ vọng là phân khúc đầu tiên thể hiện sự phục hồi.

Nhu cầu cho các mặt hàng ngành dệt may thông thường sẽ tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ hội, do đó hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xơ sợi được kỳ vọng sẽ sôi động hơn kể từ quý 3/2023.

Trong nửa đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu sợi và khăn của Dệt sợi Damsan (sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản) đã tăng 2,6 lần so với nửa cuối năm 2022, đạt khoảng 5.600 tấn. Dệt sợi Damsan cho biết lượng đơn hàng hiện tại đã đủ chạy hết công suất cho đến cuối quý 3/23. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu của Sợi Thế kỷ đã tăng lên mức 53% trong 6 tháng đầu năm nay, so với mức 52% trong năm 2022.  

Chờ đợi bước ngoặt đến từ triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc

Kim ngạch xuất khẩu xơ sợi sang Trung Quốc của Việt Nam trong tháng 6/2023 tăng hơn 49% so với cùng kỳ năm 2022. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT Research)

VNDIRECT Research nhận định hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xơ sợi trong nước hiện chờ đợi bước ngoặt đến từ triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc - thị trường nhập khẩu xơ sợi lớn nhất của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu xơ sợi sang Trung Quốc của Việt Nam trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 1,04 tỷ USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tính riêng quý 2/2023, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 610,7 triệu USD, tăng tới 42% so với quý 1/2023 và tăng nhẹ so với quý 2/2022 (609,7 triệu USD).

Dữ liệu hiện cho thấy giá trị nhập khẩu sợi và vải của Trung Quốc đã tạo đáy từ trong quý 4/2023. Tổng kim ngạch nhập khẩu sợi và vải của nước này trong quý 2/2023 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 22,3% so với quý 1/2023. Tuy nhiên, mức kim ngạch này vẫn thấp hơn 13,6% so với quý 2/2022 do giá sản phẩm giảm.

Chỉ số giá đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất sợi tại Trung Quốc tăng nhẹ 0,1%/0,3% so với tháng trước trong tháng 5 và tháng 6/2023. (Nguồn: Cục Thống kê Trung Quốc, VNDIRECT Research)

Đáng chú ý, chỉ số giá đầu vào của các nhà sản xuất sợi tại Trung Quốc trong tháng 5/2023 đã tăng nhẹ 0,1% so với tháng 4/2023, và trong tháng 6/2023 tiếp tục tăng 0,3% so với tháng 5/2023. Điều này cho thấy nhu cầu đang phục hồi. Đồng thời, doanh số bán lẻ các mặt hàng dệt may và giày dép tính đến tháng 5/2023 tại Trung Quốc đã tăng 2,3% so với tháng 4/2023, và tăng 12,3% so với tháng 5/2022, đạt 107,6 tỷ Nhân dân tệ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PbOC) đã liên tục cắt giảm lãi suất cho vay trong thời gian gần đây để thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ, cũng như giảm lãi suất tiết kiệm để kích thích dòng tiền chảy ngược lại ra tiêu thụ và đầu tư. Do đó, VNDIRECT Research kỳ vọng nhu cầu đối với mặt hàng xơ sợi của thị trường Trung Quốc sẽ cho thấy các tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn vào quý 4/2023 – quý 1/2024. Các nhà sản xuất sợi với tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc cao như Dệt sợi Damsan được nhận định sẽ hưởng lợi lớn từ xu hướng này.

 

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sợi polyester được nhận định có rủi ro sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong thời gian tới khi giá nguyên liệu đầu vào (chip nhựa sản xuất từ dầu thô) tăng trở lại. Các nguyên liệu nhựa thường phản ánh đà tăng theo giá dầu sau 3 đến 4 tháng.

Về triển vọng kinh doanh của Dệt sơi Damsan, việc Nhà máy sợi An Ninh đi vào hoạt động trong quý 2/2023 đã giúp doanh nghiệp này lọt vào top 5 các doanh nghiệp sản xuất sợi và khăn lớn nhất toàn quốc. Công ty hiện đang sở hữu 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế đạt 14.000 tấn/năm đối với sợi CD32 và 3.000 tấn/năm đối với khăn. Ngoài ra, Dệt sợi Damsan đang tiếp tục bàn giao nốt các sản phẩm còn lại trong dự án Phú Xuân tại tỉnh Thái Bình.

Đối với Sợi Thế kỷ, Nhà máy sợi Unitex giai đoạn 1 dự kiến sẽ vận hành thương mại trong quý 1/2024, giúp nâng tổng công suất của Sợi Thế kỷ lên 96.000 tấn/năm nhằm đón đầu nhu cầu tăng trưởng cho sợi tái chế và sợi nguyên sinh, tại cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Dự kiến khi Nhà máy Unitex được hoàn thiện vào năm 2025, Sợi Thế kỷ sẽ trở thành nhà sản xuất sợi lớn thứ hai trên cả nước.

Duy Quang

--
@tudotaichinhblog

Vinamilk đứng Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu

Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững-SPV) do Brand Finance mới công bố.

Theo báo cáo Thực phẩm và Đồ uống Toàn cầu năm 2023 do Brand Finance công bố mới đây, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững-SPV).

Hơn nữa, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk cao nhất Top 10 (với 5,75 điểm), vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.

Tính bền vững của thương hiệu - khía cạnh mới đang được quan tâm

Theo Bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 do Brand Finance (tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, trụ sở tại Anh Quốc) công bố, Vinamilk là Doanh nghiệp dẫn đầu Top 10 thương hiệu có tính bền vững cao, góp phần nâng giá trị thương hiệu lên mốc 3 tỷ USD (từ mức hơn 2,8 tỷ USD vào năm ngoái).

Không dừng lại ở phạm vi quốc gia, những đóng góp cho phát triển bền vững của Vinamilk còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo báo cáo toàn cầu Thực phẩm và Đồ uống do Brand Finance công bố mới đây, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo SPV).

Cụ thể, theo bảng xếp hạng này, giá trị nhận thức về tính bền vững tại Vinamilk được Brand Finance định lượng là 253 triệu USD, xếp thứ 5 trong Top 10. Trong khi đó, điểm nhận thức về tính bền vững (tính trên thang điểm 10) của Vinamilk cao nhất Top 10 với 5,75 điểm, vượt qua nhiều thương hiệu khác đến từ các quốc gia có ngành sữa phát triển như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản… Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi ngành sữa Việt Nam còn non trẻ so với nhiều quốc gia, đặc biệt là về lĩnh vực phát triển bền vững.

Cũng theo báo cáo trên, Vinamilk tiếp tục duy trì thứ hạng 6 trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu của ngành sữa. Có thể thấy, bên cạnh giá trị và sức mạnh, yếu tố “phát triển bền vững” của thương hiệu là điểm nổi bật trong báo cáo năm nay, khi xu hướng này đang được đẩy mạnh trên phạm vi quốc tế.

Ông Alex Haigh, đại diện Brand Finance khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận định: “Vinamilk đang hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 và liên tục đi đầu trong mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái tạo. Ngoài phạm vi môi trường, Vinamilk cũng đang hỗ trợ cộng đồng địa phương và khách hàng, đơn cử như chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với hơn 42 triệu ly sữa đã được mang đến cho trẻ em Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ổn định là minh chứng rõ ràng cho thấy các nỗ lực phát triển bền vững đang được đền đáp.”

Giảm thiểu dấu chân carbon và sản phẩm dẫn dắt tiêu thụ có trách nhiệm, là 2 hạng mục mà Vinamilk được vinh danh ở giải thưởng Top 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam vừa qua (do tạp chí Nhịp cầu Đầu tư công bố). Theo lãnh đạo doanh nghiệp, đây cũng là 2 trong số nhiều khía cạnh mà Vinamilk đang chú trọng.

Tại tọa đàm “Thúc đẩy mô hình kinh doanh hướng tới Net Zero” thuộc khuôn khổ giải thưởng này, ông Lê Thành Liêm, Giám đốc Điều hành Tài chính của Vinamilk, lý giải về những động lực để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu Net Zero: “Người tiêu dùng là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành phát triển bền vững. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề môi trường, lợi ích cộng đồng bên cạnh chất lượng sản phẩm và đưa ra yêu cầu ngày càng cao ở các sản phẩm xanh… Điều này là thách thức nhưng sẽ là động lực lớn nhất cho doanh nghiệp và thương hiệu để phát triển theo hướng bền vững hơn,” ông Liêm chia sẻ.

Cụ thể, gần đây nhất, trong giai đoạn chiến lược 2022-2026, Vinamilk đã công bố phát triển bền vững trở thành 1 trong 4 mũi nhọn chiến lược và chương trình hành động, cùng lộ trình tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có cả nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn Pas 2060: 2014, với 2 đơn vị là Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An đã trở thành những đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn này.

 
 
Vinamilk được vinh danh là Thương hiệu sữa đứng thứ 6 thế giới tại Lễ công bố Top 100 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2023 vừa qua. (Nguồn: Vinamilk)
Vinamilk được vinh danh là Thương hiệu sữa đứng thứ 6 thế giới tại Lễ công bố Top 100 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2023 vừa qua. (Nguồn: Vinamilk)© Vinamilk

Vinamilk cũng là một điển hình cho thấy việc đầu tư cho tính bền vững của doanh nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng là cả một quá trình, chứ không chỉ là nhất thời trong ngắn hạn. Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã được biết đến nhiều qua việc phát hành Báo cáo Phát triển Bền vững theo các chuẩn mực Thế giới, được thực hiện công phu, chi tiết, minh bạch và kiểm toán bởi bên thứ 3. Đây cũng là thời điểm, Vinamilk triển khai hàng loạt dự án phát triển bền vững mà đến nay đã mang lại kết quả tích cực như Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, triển khai năng lượng mặt trời, năng lượng xanh cho toàn bộ trang trại và nhà máy…

 

Từ năm nay, Vinamilk cũng triển khai hàng loạt dự án mới để thúc đẩy tiến trình này như “Trồng cây hướng đến Net Zero” (phối hợp cùng Bộ Tài nguyên & Môi trường); “Cánh rừng Net Zero Vinamilk Đất mũi Cà Mau;” hoàn tất thực hiện kiểm kê đo lường khí nhà kính tại nhà máy, trang trại; nghiên cứu & phát triển các sản phẩm có yếu tố xanh, bền vững… Từ đó, đưa các thông điệp về phát triển bền vững từ doanh nghiệp đến với chính nhân viên, người tiêu dùng và lan tỏa rộng hơn ra cộng đồng, góp phần thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững phát triển./.

Những cổ phiếu nào sẽ thu hút dòng tiền ngoại nếu chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi?



Trong trường hợp MSCI nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi, dự kiến có 6 cổ phiếu hưởng lợi khi đạt yêu cầu về vốn hoá, vốn hoá tự do lưu hành và thanh khoản của thị trường mới nổi.


Khả năng Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 3/2025 và chính thức lọt rổ chỉ số các thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE vào kỳ đánh giá tháng 9/2025.




Khi Việt Nam được FTSE nâng hạng, quy mô dòng vốn thụ động chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chỉ số các thị trường mới nổi của FTSE. VPBankS ước tính giá trị dòng vốn thụ động chảy vào thị trường Việt nam sẽ đạt khoảng 297,4 triệu USD.


Đối với MSCI, hiện thị trường Việt Nam vẫn là thị trường cận biên theo các tiêu chí phân loại của MSCI và vẫn chưa nằm trong danh sách được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi với nhiều tiêu chí cần cải thiện để đủ điều kiện nâng hạng. Trong khi đó, nút thắt liên quan đến thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền sẽ phụ thuộc vào thời gian hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) hoàn thành và triển khai.




Trong trường hợp hệ thống KRX đi vào hoạt động năm 2023, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI trong kỳ đánh giá thường niên tháng 6/2024 trước khi được thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi kỳ đánh giá tháng 6/2025 và chính thức được vào rổ một năm sau đó tháng 6/2026.

Sóng nâng hạng có thể đưa VN-Index lên 1.535 điểm vào năm 2025

Trong trường hợp MSCI nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi, dự kiến có 6 cổ phiếu được hưởng lợi mạnh mẽ như HPG, VNM, VIC, MSN, VHM, VCB khi đạt yêu cầu về vốn hoá, vốn hoá tự do lưu hành và thanh khoản của thị trường mới nổi.




Hiện vẫn còn quá sớm để ước tính khối lượng vốn sẽ chảy vào thị trường Việt Nam khi MSCI nâng hạng thị trường, bởi quy mô dòng vốn chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào độ hấp dẫn của Việt Nam so với các thị trường khác, còn quy mô dòng vốn thụ động sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chỉ số các thị trường mới nổi của MSCI.

Dựa trên giá trị tài sản một số quỹ ETF, giá trị dòng vốn thụ động tối thiểu chảy vào thị trường Việt Nam đạt khoảng 321 triệu USD. Trong khi đó, tổng giá trị các quỹ đầu tư chủ động và thụ động tham chiếu MSCI Emergin Markets ước đạt 376 tỷ USD tính đến hiện tại (theo Bloomberg).

Do đó, với tỷ trọng trên, Việt Nam có thể thu hút dòng vốn tối đa khoảng gần 1 tỷ USD trong năm 2025 – 2026. Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Sơn cho rằng con số 1 tỷ USD chỉ là con số mang tính chất gợi mở, dòng vốn đầu cơ có thể lên đến gấp 3-4 lần. Như vậy, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ có khoảng 3-4 tỷ USD chảy vào thị trường Việt Nam.

“Theo thống kê trên các thị trường lớn, trước 2 năm vào Emerging Markets thị trường sẽ tăng rất mạnh. Sau khi trải qua ba con sóng liên quan đến WTO, thoái vốn và Covid-19, chúng ta kỳ vọng con sóng lớn tiếp theo sẽ đến từ nâng hạng thị trường”, Giám đốc Nghiên cứu VPBankS đánh giá.

Thống kê trong 20 năm trở lại đây, mỗi lần thị trường vào pha tăng mới thường đà tăng sẽ rất mạnh. Kỳ vọng dài hạn cho 1-2 năm tới, quy mô thị trường sẽ càng ngày lớn khi thị trường chính thức được nâng hạng.

“Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập, việc nâng hạng sớm hay muộn chắc chắn sẽ xảy ra. Những phiên 2 - 3 USD, thậm chí 5 tỷ USD sẽ xuất hiện giúp VN-Index vượt đỉnh cũ lên 1.535 điểm vào năm 2025", Giám đốc Chiến lược VPBankS chia sẻ.


Mai Chi

@tudotaichinhblog
vinatalk.com

Việt Nam trồng thành công “siêu” hương liệu cho nhiều món ăn, giá bán lên tới 20 triệu đồng/kg

 


Quả Vani hay Vanilla là một loại hương liệu tự nhiên vô cùng nổi tiếng hiện nay. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến, thậm chí là sản xuất mỹ phẩm.

Bạn có thể dễ dàng thấy được Vani được thêm vào trong rất nhiều loại thực phẩm như bánh ngọt, kem, thậm chí là cả nước hoa, chất tạo mùi,... Có thể nói rằng, loại quả này đã giúp thay đổi bộ mặt của rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Có một điều mà ít người biết rằng, quả Vani là loại hương liệu có giá trị đắt đỏ đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau nhụy hoa Nghệ tây. 

Tuy rằng đắt đỏ thế nhưng Vani rất được ưa chuộng bởi nó sở hữu mùi vị và hương thơm vô cùng cuốn hút và độc đáo.

Hiện nay giá bán cho mỗi một kg quả Vani trên thế giới hiện nay đang ở mức 540 USD/kg (tức là vào khoảng gần 13 triệu VND/kg). Trước kia vào đầu những năm 2010, giá cho mỗi kg quả Vani còn chưa tới 100 USD, thế mà giờ đây chỉ sau 10 năm mà mức giá đã tăng tới 5-6 lần.


--




Re: 23/09/2023 Thị trường chứng khoán chưa hình thành đáy trong ngắn hạn

Phiên giao dịch 22/09, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại chuyển động ngược chiều. Trong khi khối tự doanh mua ròng hơn 138 tỷ đồng, khối ngoại bán ròng hơn 78 tỷ đồng.

Trong phiên, khối tự doanh mua hơn 70.9 tỷ đồng HPG - cũng là mã được mua mạnh nhất trong phiên. Đứng thứ 2 là STB với 54.6 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, khối tự doanh xả mạnh GEX với giá trị hơn 153 tỷ đồng, bỏ xa các mã xếp sau như VCB, VHM, SSI...


-- Về khối ngoại, VNM được mua mạnh nhất với 96.7 tỷ đồng. VCB xếp thứ 2, giá trị 49 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUESSVFL bị bán mạnh nhất, giá trị hơn 38 tỷ đồng. MSN đứng thứ 2, giá trị 32.5 tỷ đồng.



Doanh Nhân Việt

23/09/2023 Thị trường chứng khoán chưa hình thành đáy trong ngắn hạn

Tâm lý nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra thận trọng với xu hướng hiện tại cho thấy thị trường chứng khoán có thể vẫn sẽ còn xuất hiện các nhịp giảm.

Thị trường chứng khoán chưa hình thành đáy trong ngắn hạn
Thị trường chứng khoán đã có tuần giao dịch giảm mạnh, đặc biệt là áp lực bán tháo trong phiên cuối tuần khi nhà đầu tư xả hàng ở nhóm công ty chứng khoán và bất động sản.

Cùng với đó là thị trường chứng khoán thế giới biến động tiêu cực, các cổ phiếu lớn đồng loạt lao dốc và động thái bán ròng của khối ngoại khiến tâm lý nhà đầu tư hoang mang dẫn đến thị trường giảm điểm mạnh trong ngày 22.9 vừa qua.

Mặc dù thị trường bắt đầu xuất hiện những tín hiệu bắt đáy sau khi về mốc 1.180 điểm, tuy nhiên, diễn biến này chỉ xảy ra ở một số mã lớn, giúp thị trường hãm đà rơi mạnh, đáng kể là cặp đôi lớn nhà bank gồm VCB và BID.

Dù đã thoát khỏi đà lao dốc mạnh khi chỉ số VN-Index đóng cửa bật hồi gần 20 điểm từ vùng đáy trong phiên, nhưng diễn biến chung khá tiêu cực và mốc 1.190 điểm được đánh giá là khá “chênh vênh”.

Tuần qua, thị trường đón nhận những thông tin mới như quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed, vốn không gây bất ngờ. Nhưng Fed duy trì quan điểm ủng hộ một đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2023 và tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt cho đến năm 2024 đã khiến giới đầu tư thất vọng và gây nên một đợt xả cổ phiếu khá mạnh trên phố Wall.

Thêm vào đó, một số ngân hàng trung ương lớn khác như Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Anh (BOE) hay Thụy Sỹ cũng có chung quan điểm về giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn cũng gây thêm sức ép tâm lý chung lên các thị trường toàn cầu.

Ở trong nước, thông tin đáng chú ý là vào ngày 21.9, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành gần 10.000 tỉ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 0,69%/năm. Đây là đợt phát hành tín phiếu đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước kể từ tháng 3.2023 và động thái này diễn ra trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở trạng thái dư thừa. Điều này được cho là có ảnh hưởng tác động lên nhóm cổ phiếu nhạy cảm là chứng khoán và bất động sản và hai nhóm này đã có phiên thứ Sáu lao dốc rất mạnh với không ít đã giảm sàn.

Các chuyên gia cho rằng, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền vẫn có thể sẽ tiếp tục phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường, mà chủ yếu di chuyển qua lại giữa các nhóm cổ phiếu trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra thận trọng với xu hướng hiện tại cho thấy thị trường có thể vẫn sẽ còn liên tục xuất hiện các nhịp giảm. Công ty chứng khoán BIDV nhận định, hiện tại thị trường vẫn đang chứng kiến VN-Index giao dịch trong biên độ rộng, thanh khoản tăng trong những phiên giảm và thanh khoản giảm trong những phiên tăng. BSC đánh giá thị trường cần những phiên tích lũy chặt chẽ hơn tại vùng 1.210 điểm để hình thành đáy ngắn hạn.

Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng nguồn cung có động thái gia tăng trở lại khi dòng tiền thận trọng. Tín hiệu này có thể tạo áp lực cho thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện tại thị trường đang cận vùng hỗ trợ 1.200-1.210 điểm nên tạm thời có thể sẽ có diễn biến thăm dò tại vùng hỗ trợ này trước khi có tín hiệu cụ thể hơn.

Do vậy, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu tại vùng thăm dò và đánh giá lại trạng thái thị trường. Tạm thời vẫn cần giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý để có thể phòng ngừa rủi ro.




--

Doanh Nhân Việt

Tại sao Odoo ERP lại được nhiều nhà quản trị tin dùng?

  1. Tổng quan về phần mềm Odoo ERP

      Odoo là một ứng dụng mã nguồn mở (open-source) quản lý doanh nghiệp tích hợp (Enterprise Resource Planning - ERP) và ứng dụng quản lý tương tác khách hàng (Customer Relationship Management - CRM). Nó được phát triển bởi Odoo S.A. và đã trở thành một trong những hệ thống ERP phổ biến và mạnh mẽ trên thế giới.


Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module cho nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp, bao gồm quản lý tồn kho, quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, và nhiều ứng dụng khác. Mỗi ứng dụng hoặc module trong Odoo có thể được tùy chỉnh và tích hợp để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.


Một điểm mạnh của Odoo là tích hợp sâu với các ứng dụng khác, cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh từ một nền tảng duy nhất. Odoo cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.


Dưới dạng mã nguồn mở, Odoo cho phép người dùng tùy chỉnh và phát triển thêm tính năng theo nhu cầu của họ. Điều này làm cho Odoo trở thành một giải pháp linh hoạt và phù hợp cho nhiều loại doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn.


  1. Tại sao Odoo ERP lại được nhiều nhà quản trị tin dùng



  • Odoo ERP là giải pháp hữu ích trong quản lý doanh nghiệp

    Hiện nay Odoo ERP đã được tích hợp với hơn 1000 module với nhiều chức năng riêng biệt, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhiều nhu cầu kinh doanh trong mỗi lĩnh vực và mọi ngành nghề khác nhau.


  • Tích hợp đa ứng dụng

    Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module cho nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp như quản lý tồn kho, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, CRM, quản lý dự án, và nhiều ứng dụng khác. Điều này giúp tất cả thông tin liên quan đến doanh nghiệp được lưu trữ và quản lý từ một nền tảng duy nhất.


  • Tích hợp sâu với các ứng dụng khác

    Odoo có khả năng tích hợp sâu với các ứng dụng và dịch vụ khác, bao gồm các dịch vụ bảo mật, thanh toán trực tuyến, và thậm chí tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba.


  • Chi phí chi trả thấp

    Với một phần mềm hữu ích được nhiều nhà doanh nghiệp tin dùng với các công nghệ mới và tân tiến nhất, tuy nhiên việc sở hữu một hệ thống ERP lại không tốn quá nhiều chi phí, điều này chính là điểm mạnh của phần mềm Odoo so với các phần mềm quản trị doanh nghiệp khác.


  • Hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng

    Vì là phần mềm mã nguồn mở, Odoo có một cộng đồng rộng lớn của các nhà phát triển và người dùng đóng góp vào việc phát triển và hỗ trợ.


  • Phần mềm đã được đánh giá và kiểm chứng

    Hiện nay Odoo ERP được đánh giá là hệ thống quản trị số một tại Bỉ, cùng với việc hơn 1000 lần tải download hằng ngày, với sự hỗ trợ từ mã nguồn mở với cộng đồng sôi động tạo nên tính đa dạng cho phần mềm hơn. Với tính năng linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh theo ý thích phù hợp với mọi nhu cầu của các nhà quản trị hơn, cùng với các module đa dạng phù hợp với mọi dịch vụ khác nhau.


Tại sao Odoo ERP lại được nhiều nhà quản trị tin dùng?

  1. Tổng quan về phần mềm Odoo ERP

      Odoo là một ứng dụng mã nguồn mở (open-source) quản lý doanh nghiệp tích hợp (Enterprise Resource Planning - ERP) và ứng dụng quản lý tương tác khách hàng (Customer Relationship Management - CRM). Nó được phát triển bởi Odoo S.A. và đã trở thành một trong những hệ thống ERP phổ biến và mạnh mẽ trên thế giới.


Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module cho nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp, bao gồm quản lý tồn kho, quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, và nhiều ứng dụng khác. Mỗi ứng dụng hoặc module trong Odoo có thể được tùy chỉnh và tích hợp để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.


Một điểm mạnh của Odoo là tích hợp sâu với các ứng dụng khác, cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh từ một nền tảng duy nhất. Odoo cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.


Dưới dạng mã nguồn mở, Odoo cho phép người dùng tùy chỉnh và phát triển thêm tính năng theo nhu cầu của họ. Điều này làm cho Odoo trở thành một giải pháp linh hoạt và phù hợp cho nhiều loại doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn.


  1. Tại sao Odoo ERP lại được nhiều nhà quản trị tin dùng



  • Odoo ERP là giải pháp hữu ích trong quản lý doanh nghiệp

    Hiện nay Odoo ERP đã được tích hợp với hơn 1000 module với nhiều chức năng riêng biệt, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhiều nhu cầu kinh doanh trong mỗi lĩnh vực và mọi ngành nghề khác nhau.


  • Tích hợp đa ứng dụng

    Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module cho nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp như quản lý tồn kho, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, CRM, quản lý dự án, và nhiều ứng dụng khác. Điều này giúp tất cả thông tin liên quan đến doanh nghiệp được lưu trữ và quản lý từ một nền tảng duy nhất.


  • Tích hợp sâu với các ứng dụng khác

    Odoo có khả năng tích hợp sâu với các ứng dụng và dịch vụ khác, bao gồm các dịch vụ bảo mật, thanh toán trực tuyến, và thậm chí tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba.


  • Chi phí chi trả thấp

    Với một phần mềm hữu ích được nhiều nhà doanh nghiệp tin dùng với các công nghệ mới và tân tiến nhất, tuy nhiên việc sở hữu một hệ thống ERP lại không tốn quá nhiều chi phí, điều này chính là điểm mạnh của phần mềm Odoo so với các phần mềm quản trị doanh nghiệp khác.


  • Hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng

    Vì là phần mềm mã nguồn mở, Odoo có một cộng đồng rộng lớn của các nhà phát triển và người dùng đóng góp vào việc phát triển và hỗ trợ.


  • Phần mềm đã được đánh giá và kiểm chứng

    Hiện nay Odoo ERP được đánh giá là hệ thống quản trị số một tại Bỉ, cùng với việc hơn 1000 lần tải download hằng ngày, với sự hỗ trợ từ mã nguồn mở với cộng đồng sôi động tạo nên tính đa dạng cho phần mềm hơn. Với tính năng linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh theo ý thích phù hợp với mọi nhu cầu của các nhà quản trị hơn, cùng với các module đa dạng phù hợp với mọi dịch vụ khác nhau.


Re: 19-09-2023

HoSE vừa thông báo đưa cổ phiếu ASP của Công ty CP Tập đoàn Dầu khí An Pha vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do cổ phiếu này bị đưa vào diện bị cảnh báo.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu ASP của Công ty CP Tập đoàn Dầu khí An Pha vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do cổ phiếu này bị đưa vào diện bị cảnh báo.

Trước đó, HOSE thông báo đưa cổ phiếu ASP của Công ty cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha vào diện cảnh báo từ ngày 22/9/2023 theo quyết định của HOSE do công ty này vi phạm quy định công bố thông tin từ 04 lần trở lên trong vòng 01 năm, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/03/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Theo báo cáo tài chính bán niên 2023 đã soát xét, ASP ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 76 triệu đồng - trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 23 tỷ đồng.

Theo giải trình, việc kiểm toán phân loại lại chi phí đã khiến giá vốn tăng lên làm giảm lợi nhuận gộp gần 300 triệu đồng; phần lãi trong công ty liên kết giảm 28% (hơn 300 triệu đồng) do ở thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2023, nhiều công ty liên kết chưa thực hiện xong báo cáo tài chính nên chưa ghi nhận đầy đủ lãi - lỗ; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 4% (hơn 1,56 tỷ đồng) cũng vì kiểm toán phân loại lại chi phí; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng từ 0 lên 184 triệu đồng sau khi điều chỉnh tính thuế.

Như vậy, tính đến ngày 18/9, doanh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trên trên HoSE nâng lên 96 mã - trong đó, nguyên nhân chính bị cắt margin là do bị cảnh báo, trong diện bị kiểm soát, lợi nhuận quý 2/2023 bị âm.

Đáng chú ý, trong danh sách này có nhiều công ty có tên tuổi như: Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG); Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL); Công ty CP Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL), Công ty CP Kỹ thuật Bán lẻ FPT (FRT); Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN); Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG); Công ty CP Thép Nam Kim (NKG); Công ty CP Đầu tư xây dựng Hòa Bình (HBC); CTCP Hàng không VietJet…

 
--

❌
❌