Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayDoanh Nghiệp Việt

#VLB - Đã đến lúc mua vào?

 CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (UPCoM: VLB) là doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu trong khai thác đá xây dựng nhờ sở hữu nhiều mỏ đá có trữ lượng lớn và vị trí đắc địa gần “siêu dự án” Sân bay quốc tế Long Thành. Theo kết quả từ mô hình định giá, đã đến lúc mua vào cổ phiếu này.


Trong bài phân tích VLB - Đã đến lúc chốt lời? hồi tháng 07/2023, người viết đã đề cập đến việc bán ra khi VLB đạt mục tiêu giá 43,618 đồng. Chiến lược đầu tư này đã phát huy hiệu quả khi VLB đã điều chỉnh mạnh và liên tục sau đó. Tuy nhiên, sau nhiều tháng sụt giảm, giá đã đạt đến vùng khá thấp và bắt đầu hấp dẫn cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng cho lĩnh vực đá xây dựng

Giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt trên 363,000 tỷ đồng, chiếm 51.38% kế hoạch, tăng cao hơn 110,000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022 (chỉ đạt 46.7%). Đây là lần đầu cả nước vượt mốc giải ngân đầu tư công 50% trong 9 tháng, tuy nhiên vẫn còn cách khá xa mục tiêu giải ngân đạt 95% theo kế hoạch năm 2023. Do vậy, 3 tháng cuối năm sẽ là thời điểm khẩn trương đẩy mạnh vốn đầu tư công.

Khu vực phía Nam vẫn luôn được chú trọng phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, vì đây là trung tâm kinh tế của cả nước. VLB có khả năng cung đá cho các dự án về hạ tầng giao thông khu vực miền Đông và Tây Nam bộ. Đối với các dự án xa khu vực, chi phí vận chuyển cao sẽ làm cho giá đá tăng nên thị trường chủ yếu của Công ty là Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và khu vực miền Tây.

Bộ Giao thông Vận tải nhận định nhu cầu về đá xây dựng giai đoạn 2023 - 2025 khoảng 21.5 triệu m3. Cụ thể hơn, dự án sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 TP.HCM dự kiến sử dụng lần lượt 2.04 triệu m3 và 5.2 triệu m3 đá xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đang có nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải ngân vốn đầu tư công. Từ đó, sản phẩm đá của VLB được kỳ vọng sẽ tốt hơn.

Tình hình giải ngân vốn khu vực phía Nam từ năm 2016 - 9T.2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: Tổng cục Thống kê


VLB có nhiều mỏ đá lớn ở vị trí đắc địa

VLB sở hữu những mỏ đá với trữ lượng khai thác lớn, cùng vị trí nằm ở Đồng Nai - nơi sân bay Long Thành đang được triển khai xây dựng. Điều này sẽ mang đến những yếu tố “thiên thời, địa lợi” cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các mỏ đá như Tân Đông Hiệp của KSB và Núi Nhỏ của NNC với công suất khai thác lớn đã hết thời hạn cấp phép từ cuối năm 2019, khiến nguồn cung cho khu vực phía Nam thiếu hụt. Đây là cơ hội cho VLB gia tăng thêm thị phần.

Danh sách các mỏ đá đang khai thác của VLB

Nguồn: VLB

VLB hiện có 5 mỏ đá. Mỏ đá Tân Cang 1 chuyên cung cấp đá cho dự án sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3. Mỏ đá Thạnh Phú 1, Thiện Tân 2 có lợi thế về đường thủy, chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh miền Tây. Mỏ đá Soklu 2 và Soklu 5 cung cấp đá cho cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Sắp tới, khi dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Liên Khương triển khai thi công, sẽ góp phần tiêu thụ sản phẩm đá ở Mỏ đá Soklu 2 và Soklu 5.

Hiện tại, dự án Cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành xong giai đoạn 1 (2017 - 2020) và tiến hành xây dựng giai đoạn 2 (2021 - 2025). Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có tổng chiều dài 729km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị; Quảng Ngãi - Nha Trang; Cần Thơ - Cà Mau. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng, đặc biệt là VLB, khi được hưởng lợi từ vị trí địa lý.

Thời điểm sân bay Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3 bắt đầu xây dựng, cầu tiêu thụ đá của VLB sẽ phụ thuộc vào thời gian khởi công của các dự án nêu trên. Khi các dự án hạ tầng được triển khai, giai đoạn thi công phần kết cấu dưới, các công ty khai thác đá, trong đó có VLB, sẽ có cơ hội tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

Vị trí các mỏ đá đang khai thác của VLB và các mỏ đá lân cận

Nguồn: Google Maps

So với các doanh nghiệp trong ngành, công suất khai thác hằng năm của VLB đang vượt trội so với phần còn lại, kể cả KSB. Mặt khác, thời gian khai thác của các mỏ Tân Cang 1, Thiện Phú 1, Thiện Tân 2 cũng còn rất lâu. Đây cũng là lợi thế lớn và đem lại sự ổn định doanh thu cho doanh nghiệp. VLB còn giữ vị trí doanh thu cao nhất ngành với vốn hóa thị trường chỉ đứng sau KSB.

So sánh mỏ đá các công ty trong ngành

Nguồn: Tổng hợp từ website của doanh nghiệp

Doanh thu năm 2022 khởi sắc nhờ tăng sản lượng tiêu thụ

Doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 của VLB giảm 22.6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tình hình giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 9 tháng đầu năm 2023 khá thấp, chỉ đạt hơn 27% so với kế hoạch năm 2023.

Tuy nhiên, lợi nhuận ròng lại ghi nhận 20.4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước doanh nghiệp báo lỗ 224.1 tỷ đồng do phải nộp bổ sung số tiền 270 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản bổ sung từ năm 2014 - 2021.

Cơ cấu doanh thu giai đoạn từ năm 2018 - 9T.2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Với việc cổ đông nhà nước nắm phần lớn tỷ lệ sở hữu (gần 50%) và chỉ số DER = 0 (tức doanh nghiệp không có nợ vay), VLB được đánh giá là khoản đầu tư vô cùng an toàn khi không phải lo về mặt sức khỏe tài chính.

Định giá cổ phiếu

Sử dụng phương pháp Market Multiple Models (P/E và P/B) kết hợp phương pháp DCF Models (DDM và RIM) với tỷ trọng tương đương, người viết tính được mức định giá hợp lý của VLB là 40,757 đồng.

Như vậy, giá cổ phiếu hiện đang khá hấp dẫn và có thể mua vào từ từ cho mục tiêu đầu tư dài hạn trong thời gian tới.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

 Like

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7%

 

Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ hồi phục lên 5,4% và 6% trong năm 2024-2025.

Tuy nhiên, triển vọng còn phụ thuộc vào một số rủi ro đang gia tăng.

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7%.

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7%.

Theo World Bank, nhu cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính, mặc dù tốc độ tăng chậm hơn so với năm ngoái. Lạm phát CPI bình quân trong năm ước đạt 3,5%, do dự kiến tăng lương công chức, sau đó giảm còn 3% trong năm 2024 và 2025 với giả định giá cả năng lượng và thương phẩm vẫn ổn định.

Cân đối ngân sách của Việt Nam dự kiến có bội chi ở mức 0,7% GDP trong năm 2023 khi chính sách tài khóa vẫn phần nào hỗ trợ cho nền kinh tế, nhưng Chính phủ sẽ quay lại vị thế tài khóa thận trọng hơn trong năm 2024, phù hợp với chiến lược phát triển ngành tài chính giai đoạn 2021-2030. 

Tài khoản vãng lai dự kiến sẽ tiếp tục được cải thiện, nhờ xuất khẩu sẽ phục hồi ở mức khiêm tốn, số lượt du khách quốc tế tiếp tục phục hồi, và nguồn kiều hối vẫn đứng vững. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn nghèo cho quốc gia thu nhập trung bình thấp) được dự báo giảm từ 3,2% trong năm 2022 xuống còn 3% trong năm 2023.

Triển vọng nêu trên còn phụ thuộc vào một số rủi ro đang gia tăng. 

Theo đó, tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc có thể suy giảm nhu cầu bên ngoài về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chính sách tiền tệ bị thắt chặt hơn nữa ở các nền kinh tế lớn và phát triển có thể sẽ lại nhen nhóm gây áp lực tỷ giá cho đồng nội tệ, dẫn đến dòng vốn tháo chạy ra ngoài. 

Xuất khẩu đóng góp lớn cho tăng trưởng. (Nguồn: WB)

Xuất khẩu đóng góp lớn cho tăng trưởng. (Nguồn: WB)

 

Cũng theo WB, trong ngắn hạn, chính sách tài khóa nên tiếp tục hỗ trợ cho tổng cầu. Ngân sách đầu tư được triển khai đầy đủ, kết hợp với các bước nhằm tháo gỡ ách tắc về thủ tục đầu tư công, là cách để nâng đầu tư công lên 7,1% GDP trong năm 2023, so với 5,5% trong năm 2023, qua đó sẽ hỗ trợ cho tổng cầu. 

Chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng được cho là phù hợp, nhưng tiếp tục cắt giảm lãi suất sẽ làm gia tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu, có khả năng gây áp lực đến tỷ giá. Để giảm nhẹ rủi ro tài chính đang gia tăng, các biện pháp nâng cao tỷ lệ vốn của các ngân hàng và tăng cường khung giám sát ngân hàng là cách để đảm bảo ổn định và khả năng chống chịu của khu vực tài chính.

Theo WB, trong dài hạn, Việt Nam có tham vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần nâng cao năng suất qua cải thiện các nền tảng căn bản của khu vực tài chính, xử lý những ách tắc về thể chế trong đầu tư công nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để khu vực tư nhân trong nước hoạt động hiệu quả hơn, bên cạnh việc xử lý những rủi ro về biến đổi khí hậu và bền vững môi trường.

Trong nửa đầu năm, tăng trưởng GDP theo giá so sánh giảm còn 3,7% do sức cầu bên ngoài suy giảm và nhu cầu trong nước yếu đi. Kim ngạch xuất khẩu giảm 12% so cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng giảm từ 6,1% trong nửa đầu năm 2022 xuống còn 2,7% do lòng tin của người tiêu dùng yếu đi và tăng trưởng thu nhập khả dụng thực chững lại. Tăng trưởng đầu tư giảm từ 3,9% trong nửa đầu năm 2022 xuống còn 1,1% do đầu tư của tư nhân trong nước suy yếu trong khi đầu tư công tăng lên chỉ bù đắp được phần nào. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp giảm còn 1,1%.

Theo WB, ở Việt Nam, việc giảm bớt các rào cản chính sách như hạn chế đối với sự gia nhập và quyền sở hữu của người nước ngoài trong các dịch vụ vận tải, tài chính và kinh doanh đã dẫn đến giá trị gia tăng trên mỗi lao động trong các lĩnh vực này tăng 2,9% hàng năm trong giai đoạn 2008-2016. Việc loại bỏ các rào cản như vậy cũng giúp năng suất lao động tăng 3,1% ở các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các dịch vụ này, mang lại lợi ích đáng kể nhất cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

Sự kết hợp giữa cải cách dịch vụ và số hóa không chỉ tạo ra những cơ hội mới mà còn nâng cao năng lực của người dân để tận dụng những cơ hội này. Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới Aaditya Mattoo nhấn mạnh việc cải cách dịch vụ và số hóa có thể tạo ra một chu kỳ tích cực nhằm gia tăng cơ hội kinh tế và nâng cao năng lực con người, thúc đẩy sự phát triển trong khu vực.

Trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB dự báo tăng trưởng ở các nước đang phát triển ở khu vực được dự báo sẽ duy trì ở mức cao là 5% vào năm 2023 nhưng sẽ giảm trong nửa cuối năm và được dự báo còn 4,5% trong năm 2024.

Tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2023 được dự đoán là 5,1% và ở các nước khác trong khu vực là 4,6%.

Cuối tháng 9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại trong năm 2023, từ mức 6,5% trong dự báo trước đó xuống còn 5,8%. Dự báo tăng trưởng năm 2024 cũng được điều chỉnh từ mức 6,8% trước đó xuống còn 6%. ABC cho rằng, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm nửa đầu 2023 do nhu cầu bên ngoài giảm. Tuy nhiên, kinh tế vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần.
--

Viet CRM

Doanh nghiệp xơ sợi nào hưởng lợi lớn nhất khi nhu cầu sản phẩm dự báo phục hồi tích cực thời gian tới?

 Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xơ sợi đã có dấu hiệu được cải thiện rõ rệt trong nửa đầu năm nay và được nhận định sẽ tăng trưởng tích cực hơn trong những tháng tới khi nhu cầu xơ sợi phục hồi.

Ngành xơ sợi đã có dấu hiệu được cải thiện rõ rệt

Hoạt động sản xuất sợi đã cải thiện trong quý 2/2023, hứa hẹn kết quả tích cực hơn tại phân khúc đầu ra trong các tháng tới. (Nguồn: Tổng cục Thống kê, VNDIRECT Research)

Trong nửa đầu năm nay, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xơ sợi Việt Nam đã có dấu hiệu được cải thiện rõ rệt khi giá nguyên liệu cotton đã giảm đáng kể so vói giai đoạn nửa đầu năm 2022 và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng trở lại.

Điển hình, doanh thu nửa đầu năm nay của Công ty Cổ phần Damsan (Dệt sợi Damsan, mã cổ phiếu ADS - sàn HoSE) tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tính riêng quý 2/2023, doanh thu và lãi ròng của doanh nghiệp này lần lượt tăng 66,7% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2022, và lần lượt tăng 129% và 89% so với quý 1/2023.

Các doanh nghiệp sản xuất sợi polyester ghi nhận mức tăng trưởng yếu hơn do có nền cao trong giai đoạn nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, theo đánh giá của VNDIRECT Research, nhu cầu đối với sản phẩm thuộc phân ngành dệt may này đã và đang dần phục hồi. Trong quý 2/2023, doanh thu của Công ty Cổ phần Sợi Thế kỷ (mã cổ phiếu STK - sàn HoSE) đã tăng 41,5% so với quý 1/2023 và lãi ròng tăng gấp 22 lần so với quý 1/2023.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xơ, sợi lớn nhất của Việt Nam. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT Research)

Với việc giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may Việt Nam đã có sự cải thiện qua các tháng kể từ tháng 5/2023, VNDIRECT Research nhận định đây là tín hiệu sớm cho đà phục hồi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dệt may và những khó khăn của ngành này đang đi đến hồi kết. Đồng thời, các doanh nghiệp ngành xơ sợi - thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may được kỳ vọng là phân khúc đầu tiên thể hiện sự phục hồi.

Nhu cầu cho các mặt hàng ngành dệt may thông thường sẽ tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ hội, do đó hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xơ sợi được kỳ vọng sẽ sôi động hơn kể từ quý 3/2023.

Trong nửa đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu sợi và khăn của Dệt sợi Damsan (sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản) đã tăng 2,6 lần so với nửa cuối năm 2022, đạt khoảng 5.600 tấn. Dệt sợi Damsan cho biết lượng đơn hàng hiện tại đã đủ chạy hết công suất cho đến cuối quý 3/23. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu của Sợi Thế kỷ đã tăng lên mức 53% trong 6 tháng đầu năm nay, so với mức 52% trong năm 2022.  

Chờ đợi bước ngoặt đến từ triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc

Kim ngạch xuất khẩu xơ sợi sang Trung Quốc của Việt Nam trong tháng 6/2023 tăng hơn 49% so với cùng kỳ năm 2022. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT Research)

VNDIRECT Research nhận định hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xơ sợi trong nước hiện chờ đợi bước ngoặt đến từ triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc - thị trường nhập khẩu xơ sợi lớn nhất của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu xơ sợi sang Trung Quốc của Việt Nam trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 1,04 tỷ USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tính riêng quý 2/2023, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 610,7 triệu USD, tăng tới 42% so với quý 1/2023 và tăng nhẹ so với quý 2/2022 (609,7 triệu USD).

Dữ liệu hiện cho thấy giá trị nhập khẩu sợi và vải của Trung Quốc đã tạo đáy từ trong quý 4/2023. Tổng kim ngạch nhập khẩu sợi và vải của nước này trong quý 2/2023 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 22,3% so với quý 1/2023. Tuy nhiên, mức kim ngạch này vẫn thấp hơn 13,6% so với quý 2/2022 do giá sản phẩm giảm.

Chỉ số giá đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất sợi tại Trung Quốc tăng nhẹ 0,1%/0,3% so với tháng trước trong tháng 5 và tháng 6/2023. (Nguồn: Cục Thống kê Trung Quốc, VNDIRECT Research)

Đáng chú ý, chỉ số giá đầu vào của các nhà sản xuất sợi tại Trung Quốc trong tháng 5/2023 đã tăng nhẹ 0,1% so với tháng 4/2023, và trong tháng 6/2023 tiếp tục tăng 0,3% so với tháng 5/2023. Điều này cho thấy nhu cầu đang phục hồi. Đồng thời, doanh số bán lẻ các mặt hàng dệt may và giày dép tính đến tháng 5/2023 tại Trung Quốc đã tăng 2,3% so với tháng 4/2023, và tăng 12,3% so với tháng 5/2022, đạt 107,6 tỷ Nhân dân tệ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PbOC) đã liên tục cắt giảm lãi suất cho vay trong thời gian gần đây để thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ, cũng như giảm lãi suất tiết kiệm để kích thích dòng tiền chảy ngược lại ra tiêu thụ và đầu tư. Do đó, VNDIRECT Research kỳ vọng nhu cầu đối với mặt hàng xơ sợi của thị trường Trung Quốc sẽ cho thấy các tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn vào quý 4/2023 – quý 1/2024. Các nhà sản xuất sợi với tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc cao như Dệt sợi Damsan được nhận định sẽ hưởng lợi lớn từ xu hướng này.

 

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sợi polyester được nhận định có rủi ro sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong thời gian tới khi giá nguyên liệu đầu vào (chip nhựa sản xuất từ dầu thô) tăng trở lại. Các nguyên liệu nhựa thường phản ánh đà tăng theo giá dầu sau 3 đến 4 tháng.

Về triển vọng kinh doanh của Dệt sơi Damsan, việc Nhà máy sợi An Ninh đi vào hoạt động trong quý 2/2023 đã giúp doanh nghiệp này lọt vào top 5 các doanh nghiệp sản xuất sợi và khăn lớn nhất toàn quốc. Công ty hiện đang sở hữu 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế đạt 14.000 tấn/năm đối với sợi CD32 và 3.000 tấn/năm đối với khăn. Ngoài ra, Dệt sợi Damsan đang tiếp tục bàn giao nốt các sản phẩm còn lại trong dự án Phú Xuân tại tỉnh Thái Bình.

Đối với Sợi Thế kỷ, Nhà máy sợi Unitex giai đoạn 1 dự kiến sẽ vận hành thương mại trong quý 1/2024, giúp nâng tổng công suất của Sợi Thế kỷ lên 96.000 tấn/năm nhằm đón đầu nhu cầu tăng trưởng cho sợi tái chế và sợi nguyên sinh, tại cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Dự kiến khi Nhà máy Unitex được hoàn thiện vào năm 2025, Sợi Thế kỷ sẽ trở thành nhà sản xuất sợi lớn thứ hai trên cả nước.

Duy Quang

--
@tudotaichinhblog

May mặc Bình Dương sắp chia cổ tức tỷ lệ 30%



Năm 2022 doanh nghiệp ngành dệt may này báo lãi sau thuế kỷ lục, gấp 3 lần cùng kỳ.

Ngày 21/8 tới đây CTCP May mặc Bình Dương (mã chứng khoán BDG) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền. Tỷ lệ thanh toán 30%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 3.000 đồng. Thời gian thanh toán 28/8/2023.

Như vậy với gần 24,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, May mặc Bình Dương sẽ chi khoảng 74,4 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu Bình Dương (PRT) hiện đang là cổ đông lớn sở hữu hơn 47,7% vốn điều lệ, sẽ nhận về khoảng 35 tỷ đồng cổ tức đợt này.


Năm 2022 May mặc Bình Dương bất ngờ đạt mức tăng trưởng 65% về doanh thu, lên 1.894 tỷ đồng. Nhờ tiết giảm chi phí, giá bán tăng, dẫn tới lợi nhuận sau thuế hơn gấp 3 lần, lên gần 218 tỷ đồn. EPS cũng thuộc TOP cao trên sàn chứng khoán với 8.487 đồng.

Hồ Nga
Nguồn Tin Thời Sự

9 tỷ giao dịch từ hàng trăm sàn thương mại điện tử nhưng giá trị bình quân mỗi đơn hàng chỉ 1.000 đồng



Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy sau hai kỳ cung cấp thông tin vào quý 4/2022 và quý 1/2023, Cổng Thông tin thương mại điện tử ghi nhận hàng trăm sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin, trong đó có nhiều sàn chiếm thị phần lớn như: Shopee, Lazada, Sendo, Voso, Tiki…

Cụ thể, đối với kỳ cung cấp thông tin quý 4/2022, đã có 310 sàn cung cấp thông tin, cơ quan thuế có danh sách của 159.218 cá nhân và 31.882 tổ chức đăng ký bán hàng trên sàn, với 50,7 triệu lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch là 15.272 tỷ đồng.

Còn trong quý 1/2023 đã có 259 sàn cung cấp thông tin, cơ quan thuế có danh sách của 64.327 cá nhân và 22.840 tổ chức kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử với 9 tỷ lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch là 11.478 tỷ đồng.Báo cáo từ Tổng cục Thuế.

Theo báo cáo về thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong quý 1 từ Metric – một nền tảng số liệu thương mại điện tử, Shopee tiếp tục giữ vị trí đầu bảng với thị phần tổng doanh thu lên tới 63,1%. Mặc dù Shopee chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thương mại điện tử nhưng Tiktok Shop gây bất ngờ khi vượt qua Tiki và Sendo để chiếm vị trí thứ 3 với sự phát triển nhanh chóng.

Cũng tại báo cáo này, sức cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục gia tăng khi có sự sụt giảm mạnh về số lượng nhà bán. Thị phần doanh thu của các nhà bán nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp trong quý 1 cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ 2022, trong khi các gian hàng chính hãng – Shop Mall lại có sự phát triển nhanh chóng khi tăng cả thị phần và doanh thu.

Cũng theo ghi nhận, hiện tại, các nhà bán nhỏ lẻ không chuyên nghiệp đang dần bị bỏ lại và lợi nhuận đổ về cho các nhà bán thực sự chuyên nghiệp và đầu tư vào bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Trước đó, ngày 15/12/2022, Tổng cục Thuế chính thức vận hành Cổng Thông tin thương mại điện tử để tiếp nhận thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử; đồng thời, thiết kế chức năng khai thuế, nộp thuế trực tuyến trên cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử.

Theo đó, Tổng cục Thuế phối hợp các sàn gắn liên kết dẫn đến Cổng Thông tin thương mại điện tử trên giao diện của các sàn giao dịch thương mại điện tử. Theo đó các tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử chỉ cần cung cấp thông tin qua Cổng thông tin Thương mại điện tử của Tổng cục Thuế bằng phương thức điện tử.

Để tăng cường công tác quản lý, Tổng cục Thuế đang khẩn trương xây dựng quy chế về khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu tiếp nhận được từ các sàn thương mại điện tử, nâng cao hơn nữa công tác quản lý thuế đối với hoạt động này.

Đến nay, cơ quan thuế ban hành và tiến hành kiểm tra tại 15/18 doanh nghiệp và đã hoàn thành, ban hành quyết định xử lý đối với 13 doanh nghiệp, với tổng số xử lý, phạt, truy thu thuế, lệ phí là 129,1 tỷ đồng, giảm lỗ 986 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 113,9 tỷ đồng.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ trên nền tảng số, thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cho các tổ chức nước ngoài trên toàn quốc năm 2021 là 261 tỷ đồng. Tiếp đó, năm 2022 tăng cao với 716 tỷ đồng bằng 274% số thu năm 2021. Tính trong 5 tháng đầu năm 2023 thu đạt 246 tỷ đồng, bằng 34% số thu năm 2022.

Theo quy định, cá nhân kinh doanh không phân biệt kinh doanh theo hình thức truyền thống hay kinh doanh thương mại điện tử có trách nhiệm tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thuế. Nếu có phát sinh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, các cá nhân kinh doanh đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, "trên cơ sở thông tin do sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp trên Cổng thông tin thương mại điện tử, cơ quan thuế khai thác thông tin về hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân và thực hiện rà soát đưa vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp thực tế hoặc điều chỉnh doanh thu nếu chưa phù hợp", đại diện Tổng cục Thuế nhấn mạnh.

Ngoài ra, với dữ liệu thông tin thu được, ngành thuế sẽ tổ chức phân tích dữ liệu dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế phù hợp đối với hoạt động của từng người nộp thuế.

Theo đó, trường hợp cá nhân không thực hiện việc kê khai, nộp thuế hoặc kê khai không đầy đủ số thuế phải nộp theo quy định, tùy theo mức độ vi phạm của người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ xử lý vi phạm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Bệnh viện tim trên sàn chứng khoán báo lãi quý 2 giảm 21% so với cùng kỳ năm trước

 Công ty Cổ phần Bệnh viện Tim Tâm Đức (mã: TTD ) đã công bố BCTC quý 2/2023, ghi nhận doanh thu thuần giảm 3% xuống 185 tỷ đồng. Giá vốn tăng nhẹ khiến biên lợi nhuận co xuống mức 22%, tương ứng lãi gộp 41 tỷ đồng.



Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng mạnh lên gần 3 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước chưa tới 200 triệu đồng. Đây chủ yếu là khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay. Tim Tâm Đức không phát sinh chi phí tài chính, các chi phí khác như bán hàng hay QLDN đều tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Kết quả, LNST quý 2 của TTD đạt 22 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước.

Nhờ kết quả khởi sắc trong quý 1, Tim Tâm Đức ghi nhận doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2023 tăng 12% so với cùng kỳ lên 360 tỷ đồng. Khấu trừ đi các chi phí liên quan, LNTT 6 tháng đạt 48 tỷ đồng, LNST đạt 43 tỷ đồng, đều tăng khoảng 9% so với thực hiện trong nửa đầu năm trước.

 Trong năm 2023, Tim Tâm Đức lên kế hoạch tổng doanh thu 680 tỷ đồng và LNTT 82 tỷ đồng. So với kế hoạch này, TTD đã hoàn thành khoảng 53% mục tiêu doanh thu và 59% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Bệnh viện tim trên sàn chứng khoán báo lãi quý 2 giảm 21% so với cùng kỳ năm trước - Ảnh 2.

Tại thời điểm 30/6/2023, tổng tài sản của TTD đạt 350 tỷ đồng, tăng khoảng 10 tỷ so với đầu năm, trong đó gần 49 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, cộng thêm 81 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Nợ phải trả đạt 69 tỷ đồng, toàn bộ là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt gần 281 tỷ đồng, với khoản LNST lũy kế chưa phân phối đạt 105 tỷ đồng.

Tim Tâm Đức là doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh khá đặc thù. Hiện trên sàn chứng khoán chỉ có 2 đại diện trong lĩnh vực này là Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) và Bệnh viện Tim Tâm Đức (TTD). Cổ phiếu TTD đang giao dịch tại sàn UpCOM, chốt phiên 19/7 đạt 66.500 đồng/cp, thanh khoản tương đối èo uột.

Bệnh viện tim trên sàn chứng khoán báo lãi quý 2 giảm 21% so với cùng kỳ năm trước - Ảnh 3.
 
--
@kien-thuc-bach-khoa

Chuyển Skypec về PVN nhằm hỗ trợ tái cơ cấu Vietnam Airlines và phát triển năng lực của #PVN trong chuỗi cung ứng xăng dầu.

 

Chính phủ thúc chuyển Skypec từ Vietnam Airlines về PVN 

Văn phòng Chính phủ vừa có kết luận của Thường trực Chính phủ làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty.
 
Thường trực Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xử lý phương án chuyển nhượng Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không (Skypec) từ Vietnam Airlines về PVN. Đây là nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho hai tập đoàn này vào tháng 9-2022.
 
Phương án chuyển Skypec về PVN nhằm hỗ trợ tái cơ cấu Vietnam Airlines và phát triển năng lực của PVN trong chuỗi sản xuất, cung ứng xăng dầu.
 
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được yêu cầu báo cáo các bộ và đề xuất hướng xử lý, báo cáo Phó thủ tướng Lê Minh Khái trước ngày 15-7.

 Vnindex

Cổ phiếu HTW, CVP, SIC sắp rời sàn UPCoM



HNX cho biết SIC có khả năng bị hủy niêm yết theo quy định do tổ chức niêm yết hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. HNX sẽ xem xét tiến hành hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SIC theo quy định.


Hướng dẫn hủy đăng ký công ty đại chúng trên sàn giao dịch chứng khoán


Phiên sáng 16/06, giá cổ phiếu SIC đang ở mức 34,300 đồng/cp, tăng 67% so với đầu năm, dù thanh khoản chỉ vài trăm cổ phiếu/phiên.

 

 
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của CTCP Cảng Cửa Việt (UPCoM: CVP) và CTCP Cấp nước Hà Tĩnh (Hawasu, UPCoM: HTW).



Cụ thể, ngày 13/06, HNX thông báo toàn bộ hơn 20.4 triệu cp HTW sẽ bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 06/07/2023. Ngày giao dịch cuối cùng trên UPCoM của cổ phiếu này là 05/07/2023.


Lý do vì HTW đã hủy tư cách công ty đại chúng theo công văn ngày 06/06/2023 gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thuộc trường hợp hủy đăng ký giao dịch theo quy định.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 diễn ra ngày 25/04, HTW đã thông qua phương án hủy tư cách công ty đại chúng của Doanh nghiệp. Cụ thể, với việc cổ đông lớn nhất của HTW hiện nay là UBND tỉnh Hà Tĩnh nắm giữ 95.77% vốn điều lệ (tương đương gần 195.4 triệu cp), Doanh nghiệp không còn đáp ứng quy định là một công ty đại chúng (theo Luật chứng khoán 2019 có hiệu lực vào 01/01/2021, công ty đại chúng phải có tối thiểu 10% cổ phần có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải cổ đông lớn nắm giữ).

Với tỷ lệ sở hữu cô đặc, cổ phiếu HTW trên thị trường luôn trắng thanh khoản. Thị giá kết phiên 13/06 là 10,000 đồng/cp.

Trước đó, ngày 12/06, HNX cũng ra thông báo đưa cổ phiếu CVP vào diện hủy đăng ký giao dịch từ ngày 05/07/2023, tương ứng ngày giao dịch cuối cùng trên UPCoM là 04/07. Số lượng cổ phiếu CVP bị hủy đăng ký là 3.43 triệu cp.

Nguyên nhân do sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên UPCoM, CVP vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là doanh nghiệp đại chúng, thuộc trường hợp bị hủy đăng ký giao dịch. Theo báo cáo thường niên 2022, cổ đông lớn nhất của CVP là UBND tỉnh Quảng Trị, nắm giữ gần 97% vốn điều lệ.

Tương tự HTW, cổ phiếu CVP cũng trắng thanh khoản, với giá kết phiên 13/06 vẫn là 10,000 đồng/cp.



By: GPDN
20 June 2023 at 00:35

Nhờ tập trung sản xuất tôm giống, biên lợi nhuận gộp của Việt Úc không chỉ cao vượt trội so với ngành tôm, mà còn là con số đáng mơ ước với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào.

 

CTCP Thuỷ sản Việt Úc, được mệnh danh là “vua tôm giống” đang chốt danh sách cổ đông để tiến hành lưu ký chứng khoán và giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM.

Năm 2022, Việt Úc đã được đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch chào bán cổ phần ra công chúng tăng vốn điều lệ và niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Tuy nhiên, kế hoạch này thực tế đã không thành công.

Trong ngành tôm, dù không thuộc tốp doanh thu, nhưng Việt Úc có biên lợi nhuận gộp cao vượt trội. Năm ngoái, biên lợi nhuận gộp của công ty đạt tới hơn 56%, so với các công ty đầu ngành về doanh thu như Minh Phú, Stapimex, Sao Ta, Camimex chỉ trong khoảng 10 – 20%.


 

Sở dĩ Việt Úc đạt biên lợi nhuận gộp cao là bởi sản phẩm khác biệt, họ tập trung vào mảng tôm giống. “Vua tôm giống” nắm 30% thị phần tôm giống Việt Nam, dẫn đầu ngành, theo thông tin từ công ty.

Năm ngoái, doanh thu từ tôm giống đóng góp 80% tổng doanh thu của Việt Úc. Điều đáng nói là nếu tách riêng mảng tôm giống để soi xét, biên lợi nhuận gộp đạt tới 79%.

Biên lợi nhuận gộp cao cũng giúp cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Việt Úc cực kỳ ấn tượng. Năm ngoái, công ty đạt ROR (return on revenue) 13,8%, so với mức từ 5 – 7% của các đơn vị khác cùng ngành tôm.

Dữ liệu: BCTC

Trong quá khứ, Việt Úc còn gây ấn tượng mạnh với hiệu quả đạt được trên đồng vốn. Năm 2020, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt gần 30.000 đồng. Thậm chí trước đó một năm, EPS công ty còn lên tới gần 48.000 đồng. Nguyên nhân đến từ việc vốn điều lệ của “vua tôm giống” khi đó chỉ hơn 103 tỷ đồng, tương ứng 10,3 triệu cổ phiếu.

Hiệu quả cao cũng giúp Việt Úc đạt được mức định giá khác biệt. Năm 2018, nhóm nhà đầu tư STIC (Hàn Quốc) bỏ 764.843 đồng cho một cổ phiếu, mua lại 9,8% vốn cổ phần Việt Úc. Định giá “vua tôm giống” vào khoảng 7.400 tỷ đồng, trong khi Minh Phú khi đó chỉ nhỉnh hơn chút, đạt 8.300 tỷ đồng dù lớn hơn nhiều về quy mô doanh thu.

Hiện tượng về EPS của Việt Úc chấm dứt vào năm 2022, khi công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ “khủng” 120%, tức là 1 đơn vị cổ phiếu sở hữu nhận 12 đơn vị cổ phiếu cổ tức. Nguồn chia cổ tức đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Tính đến cuối năm 2022, Việt Úc có hơn 2.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chiếm tới 88% tổng nguồn vốn. Công ty thậm chí còn không cần phải sử dụng một đồng nợ vay nào cho tới nay bởi vốn chủ sở hữu quá dồi dào.

Tỷ lệ sở hữu phi phối tại Việt Úc thuộc về gia đình nhà sáng lập Lương Thanh Văn, Việt Kiều Úc trở về Việt Nam kinh doanh năm 2001.

Tại thời điểm 31/12/2022, ông Lương Thanh Văn cùng vợ là bà Nguyễn Kim Thùa sở hữu lần lượt 13,4% và 39% cổ phần Việt Úc, theo báo cáo tài chính kiểm toán. Hai cổ đông lớn khác tại Việt Úc là Viet Uc Hong Kong và Lotus Asia Investments nắm 11,39% và 7,59%. Báo cáo tài chính còn cho thấy tỷ lệ sở hữu của nhân viên Việt Úc vào cuối năm 2022 là 17,24%.

Dù không chính thức đứng lên, nhưng tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Lương Thanh Văn tại Việt Úc còn cao hơn nhiều mức 52,4% thời điểm hiện tại. Thực tế, Viet Uc Hong Kong chính là công ty liên quan đến gia đình này.

Bên cạnh khoản đầu tư của nhóm cổ đông STIC vào Việt Úc năm 2018, các cổ đông thuộc CTCP Chứng khoán SSI gồm Quỹ Daiwa – Ssiam Vietnam Growth Fund III và Công ty Quản lý quỹ SSI nắm tổng cộng 1,67% cổ phần Việt Úc.

UPCoM

Hai quỹ đầu tư bán ra hàng chục triệu cổ phiếu #DVN

 Giai đoạn cuối tháng 05 - đầu tháng 06/2023, 2 quỹ thuộc CTCP PVI (HNX: PVI) là Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) và Quỹ Đầu tư Hạ tầng PVI (PIF) đã bán ra hàng chục triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm, UPCoM: DVN).

Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP


Lý do cả 2 quỹ đưa ra đều là “giảm tỷ trọng đầu tư”.

Cụ thể, từ ngày 25-26/05 và ngày 31/05, PIF đã bán tổng cộng 1.85 triệu cp DVN - tương ứng toàn bộ cổ phần nắm giữ tại đây - hạ tỷ lệ sở hữu từ 0.78% về 0%. Với mức giá giai đoạn này khoảng 17,500 đồng/cp, ước tính POF đã thu về khoảng 32.4 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch.

Trong khi đó, POF bán ra hơn 24.3 triệu cp trong 2 ngày 26/05 (9.97 triệu cp) và 31/05/2023 (14.33 triệu cp). Chiếu theo giá kết phiên 2 ngày tương ứng là 17,500 đồng/cp và 17,400 đồng/cp, ước tính POF đã thu về tổng cộng 423.8 tỷ đồng, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu từ 16.24% xuống còn 5.99% vốn điều lệ, tương đương 14.2 triệu cp.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DVN có chiều hướng tăng giá từ cuối tháng 05/2023. Phiên sáng 12/06, thị giá là 19,000 đồng/cp.

Về tình hình kinh doanh, DVN có quý 1/2023 thuận lợi với doanh thu tăng 16%, đạt gần 1.23 ngàn tỷ đồng; lãi ròng hơn 98 tỷ đồng, gấp 2.5 lần quý 1/2022.



Hồng Đức

Vnindex

Loạt thương hiệu lớn tẩy chay Facebook bao gồm những cái tên nào?

Hơn 90 nhãn hàng khác quay lưng dù không gây quá nhiều ảnh hưởng về kinh tế đối với Facebook nhưng cũng tạo ra làn sóng và hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Chiến dịch phản đối MXH Facebook của Mark Zuckerberg mang tên #StopHateForProfit (Dừng việc kiếm tiền từ thù địch). Nó được phát động bởi 6 tổ chức gồm NAACP (Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu), Anti-Defamation League (ADL), Free Press, Common Sense, Sleeping Giants và Color Of Change.

Trong nhiều năm gần đây, các tổ chức kể trên tố cáo Facebook đã có hành vi thiên vị, thao túng nội dung kiểm duyệt, thậm chí còn đăng bài kích động bạo lực. Đỉnh điểm là khi CEO Mark Zuckerberg từ chối gỡ bài đăng của tổng thống Trump viết rằng chính quyền có thể sử dụng vũ lực để đàn áp biểu tình.
Dưới áp lực dư luận lớn như vậy, trong thứ Sáu vừa qua Mark Zuckerberg đã công bố loạt chính sách mới để xoa dịu các nhà quảng cáo. Theo Bloomberg, Mark thậm chí còn khẳng định: "Không có ngoại lệ đối với các chính trị gia trong bất kỳ chính sách nào mà tôi vừa công bố ngày hôm nay".
Hệ quả của việc bị tẩy chay là nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg thiệt hại 7,2 tỷ USD. Cổ phiếu của "gã khổng lồ" truyền thông xã hội đã giảm 8,3% vào thứ Sáu vừa qua, mức thiệt hại nhiều nhất trong ba tháng.
Dưới đây là một vài công ty nổi tiếng tham gia vào chiến dịch quay lưng với Facebook:
1. Unilever - công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, giá trị thị trường đứng thứ 7 châu Âu.
Một loạt thương hiệu lớn tẩy chay Facebook là những cái tên nào? Liệu chỉ ngưng quảng cáo là đã đánh sập được MXH lớn nhất hành tinh này? - Ảnh 2.
2. Verizon - một công ty sản phẩm dịch vụ viễn thông Mỹ.
3. Hershey's - công ty đa quốc gia của Mỹ và là một trong những nhà sản xuất sô cô la lớn nhất trên thế giới.
4. Honda - nhà sản xuất động cơ đến từ Nhật Bản.
Một loạt thương hiệu lớn tẩy chay Facebook là những cái tên nào? Liệu chỉ ngưng quảng cáo là đã đánh sập được MXH lớn nhất hành tinh này? - Ảnh 3.
5. The North Face - thương hiệu toàn cầu sản xuất trang phục, giày dép và phụ kiện dã ngoại của Mỹ.
6. Ben & Jerry's - công ty của Mỹ chuyên sản xuất kem, sữa chua đông lạnh và sorbet (một loại đồ ngọt tráng miệng từ đá bào có nhiều hương vị khác nhau).
7. REI - tập đoàn bán lẻ và sản xuất trang phục, giày dép cho hoạt động dã ngoại.
8. Patagonia - công ty quần áo của Mỹ tiếp thị và bán các sản phẩm thời trang chuyên dụng.
9. Eddie Bauer - công ty trách nhiệm hữu hạn của Mỹ điều hành chuỗi cửa hàng quần áo dệt may Eddie Bauer.
10. Upwork - nền tảng tự do toàn cầu nơi các doanh nghiệp hoặc cá nhân kết nối để thúc đẩy kinh doanh.
Một loạt thương hiệu lớn tẩy chay Facebook là những cái tên nào? Liệu chỉ ngưng quảng cáo là đã đánh sập được MXH lớn nhất hành tinh này? - Ảnh 4.
11. Mozilla - tập đoàn quản lý trình duyệt web Mozilla Firefox.
12. Magnolia Pictures - một hãng sản xuất và phân phối phim của Mỹ.
13. Birchbox - dịch vụ thuê bao trực tuyến hàng tháng có trụ sở tại thành phố New York.
14. Dashlane - trình quản lý mật khẩu dựa trên đăng ký đa nền tảng và ứng dụng ví kỹ thuật số có sẵn trên macOS, Windows, iOS và Android.
15. TalkSpace - công ty cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý trực tuyến có trụ sở tại thành phố New York.
16. LendingClub - nền tảng đầu tư cho vay ngang hàng của Mỹ, có trụ sở tại San Francisco, California.

Liệu Facebook sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng?

Vụ bê bối của Facebook chẳng phải lần đầu tiên các nhãn hàng quay lưng tẩy chay với MXH. Trước đây, YouTube trực thuộc Google cũng rơi tình cảnh tương tự vì cáo buộc nội dung thù địch và mang tính xúc phạm.
Một loạt thương hiệu lớn tẩy chay Facebook là những cái tên nào? Liệu chỉ ngưng quảng cáo là đã đánh sập được MXH lớn nhất hành tinh này? - Ảnh 5.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng chi tiền vào quảng cáo mà không xóa hẳn fanpage, mọi thứ sẽ thật vô nghĩa. Theo công ty Jellyfish, nếu nhãn hàng không trả tiền, chỉ 1% người theo dõi của trang fanpage mới có khả năng xem được các nội dung được đăng tải trên đó. Thuật toán của Facebook thay đổi không ngừng và chính MXH này cũng có thể gây sức ép cho đối tác. Vậy nên vẫn còn quá sớm để khẳng định vào một tương lai sụp đổ của nền tảng MXH lớn nhất hành tinh.

4 thói quen sáng tạo giúp bạn tiết kiệm hàng nghìn giờ làm việc!

Đạo diễn huyền thoại Martin Scorsese hầu như ra mắt một phim chỉ trong thời gian 1- 2 năm, trong khi những nhà làm phim khác trung bình 3, 5 năm mới có một tác phẩm. Edison tạo nên hàng nghìn phát minh trong sự nghiệp. Tiểu thuyết gia James Patterson xuất bản gần 150 tiểu thuyết ở tuổi 70, hơn 100 trong số đó là best-seller.


 

Ngoài việc là "quái nhân" trong lĩnh vực của mình, những nhà sáng tạo năng suất chia sẻ những bí mật chung mà người bình thường đều có thể học hỏi.
Trong cuốn Originals (Tư duy ngược dịch chuyển thế giới), nhà tâm lý học và tác giả nổi tiếng người Mỹ Adam Grant đã dày công tìm hiểu quy trình và thói quen của các nhà sáng tạo bậc thầy, đồng thời tổng hợp các nghiên cứu xã hội học về năng suất sáng tạo. 4 thói quen được Adam tiết lộ dưới đây sẽ giúp bạn - những nhà sáng tạo nội dung, nhà khởi nghiệp, cây viết, nghệ sĩ - tiết kiệm được hàng chục nghìn giờ lãng phí trong sự nghiệp của mình.
1. Tạo ra gấp 3 sản phẩm so với người bình thường, bất chấp hay dở
Sự nghiệp nghệ thuật của Picasso gồm hơn 1800 bức tranh, 1200 tác phẩm điêu khắc, 2800 sản phẩm đồ gốm và 12000 bản vẽ. Nhưng có một bí mật ít người biết: Chỉ một phần rất nhỏ trong số đó nhận được sự đón nhận của công chúng. Nhà vật lý Albert Einstein đã viết các bản phác đặc thù làm thay đổi ngành vật lý, nhưng bên cạnh đó, phần lớn trong số gần 250 công trình từng được xuất bản của ông có rất ít ảnh hưởng.
Trong "Tư duy ngược dịch chuyển thế giới", Adam dẫn ra nghiên cứu của nhà tâm lý học Dean Simonton cho thấy so với các đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực, các thiên tài sáng tạo không phải là người đạt chất lượng tốt hơn, họ chỉ đơn giản tạo ra được một khối lượng công việc lớn hơn, giúp họ có được những thay đổi và cơ hội cao hơn để trở nên độc đáo. Nói như một nhà sản xuất chương trình truyền hình: "Nếu muốn trở nên độc đáo, điều quan trọng nhất là hãy tạo ra thật nhiều tác phẩm. Hãy cho ra đời một khối lượng tác phẩm khổng lồ".
Một lý lẽ được Adam chỉ ra, khi tạo ra nhiều sản phẩm, người ta "sẽ nảy ra nhiều ý tưởng hoán đổi lạ lùng, những ngõ cụt, và những thất bại hoàn toàn", nhưng qua đó, họ cũng tạo ra một lượng lớn các ý tưởng có giá trị. Không có sự cân bằng giữa số lượng và chất lượng (lầm tưởng rằng nếu bạn muốn tạo ra một sản phẩm tốt hơn, bạn phải làm ít hơn), thay vào đó, càng làm nhiều, chất lượng sản phẩm càng tăng lên.
"Tăng gấp 3 lần số ý tưởng bạn tạo ra" là đề nghị của Adam Grant trong cuốn sách. "Cũng giống như một cầu thủ bóng chày ở chốt gôn sẽ đánh trúng trung bình một cú trong số 3 cú đập bóng, mỗi nhà sáng tạo cũng có thể thắng hoặc thua với các ý tưởng của mình. Cách tốt nhất để thúc đẩy khả năng sáng tạo của bạn là tạo ra càng nhiều ý tưởng hơn", ông viết.
2. Trì hoãn có chủ đích
Ta thường được dạy rằng hành động sớm, nhanh chóng là chìa khoá thành công, rằng người chần chừ sẽ bị mất mát. "Nhưng đáng ngạc nhiên thay, khi tôi nghiên cứu về sự độc đáo, tôi đã phát hiện được rằng những ưu điểm khi hành động nhanh chóng và là kẻ đi đầu trong mọi chuyện lại bị lấn át bởi rất nhiều bất lợi", Adam Grant đặt vấn đề.
Ông dẫn ra nghiên cứu tiến sĩ của sinh viên tên Jihae Shin, trong đó cô yêu cầu các sinh viên đại học viết bản đề xuất cải tiến doanh nghiệp, một nhóm làm việc ngay lập tức, một nhóm phải "trì hoãn" quá trình: tách mình ra khỏi công việc được giao, chơi game trước khi kết thúc bản đề xuất. Kết quả, các đề xuất từ những người trì hoãn được đánh giá là sáng tạo hơn đến 28%.
Nghiên cứu về lý do sâu xa, Adam đưa ra lý giải: "Tiến trình trì hoãn giúp họ dành nhiều thời gian hơn để xem xét những cách khác nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ công việc, chứ không phải là "khoanh vùng và đóng băng" vào một chiến lược cụ thể nào đó".
Lịch sử cũng cho thấy một số nhà tư tưởng và nhà phát minh độc đáo nhất đã từng là những người trì hoãn. Martin Luther King trì hoãn bài diễn văn "I have a dream" cho đến tận khi lên bục phát biểu, để rồi ứng biến xuất thần. Leonardo da Vinci, theo các học giả, đã vẽ những bức Mona Lisa trong những khoảng thời gian gián đoạn nối tiếp nhau trong nhiều năm, từ 1503 đến 1519. "Mặc dù ông cũng thường phát cáu lên vì sự trì hoãn của mình nhưng da Vinci nhận ra rằng cái gì độc đáo thì không thể vội vã", Adam ghi lại.
Adam Grant lưu ý rằng sự trì hoãn đặc biệt có lợi cho sự sáng tạo trong những thời điểm ta không biết phải tập trung vào đâu để giải quyết vấn đề. Điều này có lợi gì cho năng suất sáng tạo? Khi bế tắc, thay vì ôm khư khư vấn đề, hãy gạt nó qua một bên và đi làm việc khác. "Bằng việc tạm nghỉ giữa quá trình lên ý trởng hay quá trình viết, bạn càng có thêm cơ hội tư duy sáng tạo và dành thêm thời gian để nuôi dưỡng ý tưởng", Adam kết luận.
Người chuyên nghiệp tạo ra gấp 3 lần sản phẩm so với người nghiệp dư: 4 thói quen sáng tạo giúp bạn tiết kiệm hàng nghìn giờ làm việc! - Ảnh 2.
3. Thẩm định ý tưởng khôn ngoan
Dương tính giả và âm tính giả là hai sai lầm phổ biến khi đánh giá ý tưởng, được Adam Grant chỉ ra trong "Tư duy ngược dịch chuyển thế giới".
Dương tính giả là khi người sáng tạo đánh giá quá cao ý tưởng của chính mình. "Thật khó để tự đánh giá quan điểm riêng của bạn bởi vì bạn thường quá lạc quan", Adam nói. "Chúng ta ngây ngất trong khoảnh khắc eureka! hoặc niềm vui chiến thắng của việc vượt qua chướng ngại. Brandon Tartikoff, Chủ tịch cấp cao phụ trách mảng giải trí của kênh NBC, thường xuyên nhắc nhở các nhà sản xuất của mình: Không ai bước vào đây với ý tưởng tồi cả", tác giả ghi trong Originals.
Ngược lại, âm tính giả là sự nghi ngờ quá mức, đánh giá thấp ý tưởng, thường đến từ nhà quản lý hay những chuyên gia quá sành sỏi.
Lắng nghe phản hồi nhiều hơn từ đồng nghiệp là gợi ý của Adam Grant. "Thay vì cố gắng đánh giá tính độc đáo của mình hay tìm kiếm thông tin phản hồi từ các nhà quản lý, chúng ta cần phải thường xuyên tìm đến chính những đồng nghiệp của mình".
Adam cho hay, những người đồng nghiệp trong sáng tạo không có sự e ngại về rủi ro của một nhà quản lý và những khán giả kiểm định; họ cởi mở để nhìn thấy tiềm năng trong những khả năng khác thường, điều này tránh cho họ mắc phải tình trạng âm tính giả. Đồng thời, họ không có khoản đầu tư đáng kể nào vào những ý tưởng của chúng ta, điều này giúp họ giữ được một khoảng cách để đưa ra những đánh giá khách quan và bảo vệ họ chống lại tình trạng dương tính giả.
4. Làm chủ cảm xúc
Cuối cùng, cảm xúc tiêu cực là yếu tố "nghe có vẻ mơ hồ" nhưng ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy sáng tạo. Khi bạn căng thẳng, áp lực, đau khổ, ý tưởng không thể tuôn tràn, cảm hứng không thể chảy trôi như trong điều kiện lý tưởng.
Trong "Tư duy ngược dịch chuyển thế giới", Adam Grant dành hẳn một chương bàn về khía cạnh cảm xúc, cách các nhà sáng tạo "kiểm soát sự lo lắng, thờ ơ, mâu thuẫn và nỗi tức giận". Ông cho rằng những xúc cảm kịch tính trong cuộc đời những cá nhân đột phá là điều rất bình thường, chẳng hạn "khi bị mất việc, cảm thấy lo lắng trước một buổi thuyết trình quan trọng, chỉ trích bởi những lỗi lầm, và bị đồng nghiệp đẩy cho những công việc nhàm chán".
Tuy nhiên, tác giả nói thêm: "Những người vượt qua được cảm xúc này là những người thường xuyên đưa ra những ý tưởng và những đề xuất để thách thức nguyên trạng – và quản lý của họ đánh giá họ cao hơn với những điều đó. Họ đã để sự can đảm rung lắc con thuyền của mình và nắm chắc những kỹ thuật giữ nó vững vàng".
Đâu là những gợi ý kiểm soát cảm xúc đến từ Adam Grant? Biết cách chuyển sự lo lắng thành cảm xúc nhiệt huyết, hào hứng; khi cảm thấy yếu đuối, hãy nghĩ về những tiến bộ đã đạt được; Không thờ ơ hay tự trấn an bản thân mà đánh giá kỹ thực tế và có những kế hoạch thấu đáo…
Theo Đậu Đậu
Trí Thức Trẻ



Đường đời 'kỳ lạ' của võ sư Chủ tịch Bảo Long

Tất cả những người đã từng gặp Nguyễn Hữu Khai (Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) đều phải thừa nhận đó là một cuộc đời của một con người kì lạ. Từ một anh sinh viên của trường đại học Kiến trúc, sau nhiều năm lăn lộn, “chiến đấu” với đời, với số phận, ông Khai giờ đã trở thành một lương y, thành Tổng Giám đốc một tập đoàn lớn.



Sinh viên Kiến trúc thành kẻ tù tội

Ông Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952 trong một gia đình nghèo ở Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ). Tham gia quân đội khi còn khá trẻ, khi xuất ngũ trở về, theo ước nguyện của gia đình, ông đã trở thành sinh viên của trường Đại học Kiến trúc. Tuy nhiên, cuộc đời của ông lại không đi theo đúng hướng mà gia đình đã vạch ra. Ông đã giẽ ra theo hướng khác với nhiều thăng trầm, cay đắng.

Năm đó, khi đang học đại học dở dang thì cô em gái của ông mắc bệnh dẫn đến mắt bị kéo màng rồi gây ra mù lòa. Sau vụ việc này, ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc trái phép. Suốt mấy năm ông bỏ nhà ra đi, bố mẹ và vợ ông đã khóc hết nước mắt khi không nhận được thông tin gì của ông. Có lúc cả gia đình tưởng ông đã bỏ xác xứ người mà làm giỗ cho ông.

Sang Trung Quốc, ông Khai may mắn được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y. Trong những năm lang bạt xứ người theo học nghề thuốc, Nguyễn Hữu Khai còn được người thầy Trung Quốc yêu mến, tin tưởng truyền dạy lại những ngón võ gia truyền.

Hồi đó, tội vượt biên trái phép được xem như phản quốc nên đến năm 1979, khi chiến tranh biên giới xảy ra, trên đường trở về Việt Nam, Nguyễn Hữu Khai đã bị công an bắt vì tưởng ông cũng cùng đoàn với những người giả mạo giấy tờ để vượt biên trái phép.

Ông bị bắt, bị phạt tù và giam giữ 3 năm và đã bị giam khắp các nhà giam từ Lạng Sơn đến Hà Bắc rồi về Hỏa Lò. Phải đến năm 1982, Nguyễn Hữu Khai mới trở về nhà, trong tình trạng sức khỏe suy kiệt.
Ra tù ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Trong suốt 2 năm tiếp theo ông đã chữa bệnh thành công cho cô em gái mù lòa. Tiếng tăm của ông cũng từ đây mà được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, cuộc sống yên ả này không được bao lâu thì sóng gió ập đến. Một số người có chức quyền vì ghen ghét đã vu anh là “lang băm”, vin vào việc ông không có bằng cấp chứng chỉ mà hành nghề để triệt mất của anh con đường sống, khiến gia đình ông rơi vào nợ nần chồng chất. Do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều nên ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.

Năm 1986, ông đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ của quận 5 mở phòng mạch chẩn trị y học cổ truyền dân tộc. Uy tín của Nguyễn Hữu Khai trong giới y học cổ truyền ngày càng được nâng cao, anh được mời về giảng dạy tại trường Trung cấp y học dân tộc Tuệ Tĩnh – Bộ y tế.

Năm 1987 thì mở lớp dạy y học cổ truyền cho các học viên đến từ Tây Ninh, Tiền Giang, Sông Bé, Cần Thơ…

Tuy nhiên, tại thời điểm này, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nên ông đã tìm đường “xuất ngoại” để mở rộng thị trường. Có thời điểm sang Trung Quốc, sang Liên Xô tìm hướng mở rộng thị trường, hết sạch tiền, anh phải đi dạy võ để kiếm sống.

Nhờ nỗ lực của mình, ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân TP HCM (Công an TP HCM cho mượn một phần trụ sở, ở phía cổng sau). Sau này, thương hiệu Bảo Long ra đời chính là tiền thân của Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long.

Đến năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP.HCM quyết định không tiếp tục duy trì xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nữa. Nguyễn Hữu Khai nghiễm nhiên làm chủ cơ ngơi và chuyển ra “ở riêng” ở Ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Cũng từ cơ ngơi riêng này mà Nguyễn Hữu khai đã mở ra nhiều chi nhánh ra các tỉnh phía Bắc và ông không quên vươn về quê hương bản quán là vùng Xứ Đoài.

Từ một công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long nhỏ bé ban đầu, Nguyễn Hữu Khai đã phát triển nó thành một tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh được cả trong và ngoài nước biết đến, với hơn 1000 nhân viên, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh các loại thuốc đông y, Nguyễn Hữu Khai còn mở bệnh viện Đông y dược Bảo Long, chữa được nhiều bệnh mà Tây y không làm được.

Với niềm đam mê với võ thuật, ngay từ khi còn trẻ, Nguyễn Hữu Khai đã mở những lớp dạy võ để rèn luyện thân thể, dần dần sáng lập ra môn phái “Bảo Long y võ”. Những ngày tháng lăn lộn mưu sinh, xây dựng thương hiệu Bảo Long ở đất Sài Gòn, anh tổ chức những đám mãi võ biểu diễn khắp các hang cùng ngõ hẻm để gây thu hút sự chú ý của mọi người, quảng bá cho thương hiệu thuốc đông dược của Bảo Long.

Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục – Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Nguyễn Hữu Khai đã xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông), trường võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, tuyển sinh trong cả nước, được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”.
Một đời người và bốn cuộc hôn nhân

Cuộc đời của ông vô cùng lận đận khi phải trải qua đến 4 đời vợ, hôn nhân tan vỡ, ly biệt vì nhiều lý do khác nhau. Người vợ thứ nhất không thể cảm thông, chia sẻ và cùng anh đi trọng quãng đời còn lại. Vì sự tan vỡ này, anh đã phải chịu không ít tủi nhục khi bị bố mẹ từ mặt, dư luận bàn tán.

Người vợ thứ hai của ông là người Hoa, con một chủ hiệu thuốc, xinh đẹp, yêu thương và giúp ông nhiều trong công việc kinh doanh, có với nhau một con thì chẳng may mất sớm. Sau khi người vợ thứ hai đã mất, ông phải sống cảnh gà trống nuôi con.










bảo long, võ sư, bắt, nguyễn hữu khai

Ông Khải và vợ tư Lê Thúy Hằng

Một cô học trò cũ của ông, vì lòng mến mộ, đã đưa con ông về nuôi và tìm mọi cách cứu chữa cho anh qua cơn hiểm nghèo. Hai người lấy nhau vì nghĩa, bỏ nhau vì lợi. Người vợ thứ tư của ông tên là Lê Thúy Hằng, một nhân viên trong công ty kiêm trường học, bệnh viện của ông bây giờ. Cô vợ này kém ông 20 tuổi.

Tù vẫn hoàn tù

Từ năm 2007 tới nay, ông Nguyễn Hữu Khai chỉ đạo thành lập xưởng sản xuất Bảo Đông 2 tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây từ năm 2008 để chuyên sản xuất hàng trăm loại thuốc đông dược không đăng ký và không được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép sản xuất hoặc thuốc chỉ được lưu hành nội bộ không được tiêu thụ ra thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm lại được tung ra tiêu thụ rộng rãi trên thị trường với doanh thu mỗi năm hàng chục tỉ đồng để ngoài hạch toán kế toán của doanh nghiệp trốn thuế rất lớn.

Với danh nghĩa Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long, ông Nguyễn Hữu Khai đã tổ chức huy động vốn dưới hình thức “cổ đông góp vốn” để thu tiền của nhiều cá nhân tự quản lý sử dụng để ngoài hạch toán kế toán quản lý tài chính theo quy định của pháp luật Nhà nước.

Ngày 22/3/2011 và 28/4/2011, ông Nguyễn Trường Sơn đại diện Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn ký kết “Hợp đồng khoán kinh doanh” số 154/HĐHT/2011 và số 15/HĐHT/2011 với ông Nguyễn Hữu Khai – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Theo 2 hợp đồng, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn giao cho ông Khai (với tư cách là Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long) tổng số tiền là 10 tỉ đồng “để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh theo hình thức khoán kinh doanh hàng tháng”.

Khoản tiền này có thời hạn 12 tháng với lợi nhuận của bên giao vốn là 120 triệu đồng mỗi tháng được thanh toán vào ngày 22 hàng tháng. Sau khi tiếp nhận tiền theo hợp đồng, bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai) đã theo lệnh của ông Khai chi sử dụng để trả nợ cũ hết số tiền của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Việc tiếp nhận và sử dụng tiền vốn nhận giao khoán được ông Khai để ngoài hạch toán kế toán quản lý tài chính. Hiện ông Khai không có khả năng hoàn trả vốn đang chiếm giữ sử dụng trái phép.

Trong thời gian từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Hữu Khai đã nhiều lần chiếm giữ, sử dụng trái phép các tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Tính đến ngày 16/1/2012, ông Khai đã huy động vốn của 265 người với tổng số tiền hơn 83 tỉ đồng mà không có khả năng chi trả. Việc này có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo thông tin mới nhất, vào ngày 15/6 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Khai đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”. Việc bắt giữ ông Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP HCM).

(Theo Soha)

Kinh nghiệm thương trường học từ Tam Quốc

26 kinh nghiệm thương trường học từ Tam Quốc

Kinh nghiệm của Gia Cát Lượng cho ta thấy: Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.

Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy: Nhảy việc nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận.

Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy: Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.

Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy: Dù những môn chuyên ngành có học tanh tưởi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế.

Kinh nghiệm của Dương Tu cho ta thấy: Trong công việc, nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, tất sẽ chết thảm.

Kinh nghiệm của Tào Tháo cho ta thấy: Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.

Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều, có thể rút ra: Đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.

Từ gia đình Tư Mã, ta thấy: Đi làmn thuê cho người khác, chẳng thà tự mở công ty.

Kết cục của Trương Phi cho ta thấy: Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nén áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.

Cuộc đời Hoàng Trung cho ta thấy: Tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.

Từ câu chuyện ba lần tới lều tranh, ta thấy: Một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân.

Kinh nghiệm của Trần Cung cho ta thấy: Ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.

Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho ta thấy: Đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là second hand đi nữa, vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.

Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy: Chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.

Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy: Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.

Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy: Nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.

Lexus và câu chuyện thành công tại thị trường xe sang


Khi nói về những chiếc xe Lexus, ấn tượng đầu tiên phải nhắc đến là sự tin cậy ,chất lượng ,nội thất sang trọng, tính thân thiện với môi trường cùng một thiết kế dần hình thành dấu ấn.

Lexus là thương hiệu con của Toyota, được sinh ra với mục đích đánh chiếm vào thị phần xe hạng sang tại Mỹ, điều mà những chiếc xe mang nhãn Toyota không làm được do thương hiệu này được định hình là những chiếc xe bình dân, không thể ngồi chiếu trên với những anh tài như Mercedes-Benz, Audi hay BMW.

Câu chuyện của Lexus bắt đầu từ năm 1983, khi mà tổng giám đốc Toyota nhận thấy sự cần thiết về không chỉ một chiếc, mà là cả một thương hiệu, một dòng xe sang trọng với yêu cầu về sự hoàn thiện, hoàn hảo đến từng chi tiết. Từ đó. dự án F1, với vốn đầu tư đòn bẩy ban đầu hơn 1 tỷ USD ra đời, và 6 năm sau, chiếc Lexus đầu tiên với cái tên LS400 chính thức được giới thiệu tại triển lãm xe hơi Detroit 1989, đánh dấu bước đi đầu tiên tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của hãng về sau.

Cái tên Lexus cũng là điều thú vị của thương hiệu hạng sang đến từ Nhật Bản. Chữ Lexus được ghép từ Luxury (cao cấp) và Elegance (sang trọng).Logo của thương hiệu này được cách điệu từ chữ L tức Luxury theo phong cách hiện đại.

Quan điểm thiết kế sản phẩm của Lexus là tạo nên chiếc xe hoàn hảo nhất từ trong ra ngoài. Để tạo nên sự khác biệt, đẳng cấp và cá tính cho người sở hữu, đặc biệt là với dòng xe hạng sang thì đây là điều bắt buộc, và đây chính là điểm cốt yếu tạo nên sự thành công của Lexus tại Mỹ.

Có thể nói việc R&D kĩ lưỡng thị trường xe hơi lớn nhất thế giới là Mỹ đã đem đến thành công bất ngờ cho Lexus. Những nghiên cứu của Lexus đã chỉ ra tính thực dụng của thị trường Mỹ, đó là một bộ phận không nhỏ khách hàng có thể không cần chiếc xe đẹp nhất, không cần chiếc xe có cảm giác lái tốt nhất, nhưng họ cần chiếc xe đáng tin cậy nhất. Sự tin cậy ở đây đến từ sự bền bỉ vận hành, sự an toàn của chiếc xe cũng như sự thân thiện dành cho người sử dụng. Đây là những điều mà đối thủ của Lexus làm chưa tốt, và những chiếc xe Lexus ra đời  đảm bảo được những yếu tố này.

Hình ảnh Lexus và câu chuyện thành công tại thị trường xe sang số 2

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Lexus hiện nay nằm trong top 3 thương hiệu hạng xe sang tại Mỹ, bỏ xa những thương hiệu hạng sang của Mỹ như Cadillac, Lincoln, vượt lên Audi và giành giật miếng bánh thị trường với Mercedes-Benz và BMW. Có những thời điểm Lexus là thương hiệu xe sang số 1 trong một khoảng thời gian dài với những chiếc xe thành công đã thành biểu tượng như LS460, GX470 hay LX570.

Kí hiệu của các model Lexus thể hiện tên gọi của dòng xe, ví dụ ES, LS, GS... thì chữ S thể hiện cho dòng sedan hoặc convertible, còn chữ trong GX, RX, LX là SUV hoặc crossover. Những biến thể sau này, như Lexus LS460L thì chữ L thể hiện đây là phiên bản kéo dài trục cơ sở của LS460, Lexus RX350h thì chữ h thể hiện đây là phiên bản được trang bị động cơ Hybrid.

Nguồn Tin Kinh Doanh

VNCommerce Blog

VNCommerce Blog


Thế giới đã khai thác được khoảng 80% Tiền điện tử Bitcoin.

Posted: 24 Jan 2018 11:58 PM PST

Thế giới đã khai thác được khoảng 80% Tiền điện tử Bitcoin.

Theo Blockchain.info, thế giới đã khai thác được 16,8 triệu Bitcoin trong tổng số 21 triệu đồng. Như vậy, trữ lượng Bitcoin còn có thể "đào" được là 4,2 triệu đồng, tương đương 20%.

Bitcoin bị giới hạn về số lượng và càng về sau việc khai thác càng khó hơn. Khối (block) Bitcoin đầu tiên được "cha đẻ" (mật danh là Satoshi Nakamoto) của đồng tiền này khai thác năm 2009. Thời điểm đó, mỗi khối tương ứng với phần thưởng 50 Bitcoin.

Độ khó trong việc khai thác Bitcoin tăng lên bởi cứ sau mỗi bốn năm (210.000 khối được thành lập) thì phần thưởng sẽ giảm một nửa. Như vậy đến 2012 thì mỗi khối tương ứng 25 Bitcoin và hiện nay giảm còn 12,5 Bitcoin. Từ 2020, phần thưởng cho mỗi block là 6,25 Bitcoin và tiếp tục giảm thêm.

Phần thưởng Bitcoin cho mỗi block giảm dần theo thời gian.

Phần thưởng Bitcoin cho mỗi block giảm dần theo thời gian.

Các chuyên gia ước tính đồng Bitcoin thứ 21 triệu sẽ được khai thác trong năm 2140. Ngoài số lượng giới hạn, độ khó của việc "đào" tăng lên trong khi phần thưởng lại giảm dần là một trong những nguyên nhân khiến giá của đồng tiền điện tử này tăng "chóng mặt".

Bitcoin từng được giao dịch ở mức 20.000 USD cho mỗi đồng nhưng hiện giảm còn một nửa. Tại Việt Nam, nhiều người đã đầu tư thiết bị để khai thác Bitcoin cũng như nhiều loại tiền mã hoá khác. Tuy nhiên Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Theo http://kinhdoanhnho.doanhnhan.org/2018/01/the-gioi-khai-thac-uoc-khoang-80-tien.html

'Đào' Bitcoin ở Trung Quốc vẫn lãi dù giá giảm một nửa

Posted: 24 Jan 2018 11:24 PM PST

Giá Bitcoin đã tăng 1.400% năm ngoái, làm tăng nhu cầu sử dụng điện để đào tiền ảo trên toàn cầu. Ba phần tư số máy đào tiền ảo tập trung tại Trung Quốc – nước có lượng người sử dụng điện lớn nhất thế giới.

Cả với khung giá điện cao nhất ở Trung Quốc, thợ đào vẫn có thể hưởng lợi từ Bitcoin, miễn là đồng tiền này giá trị hơn 6.925 USD. Hiện tại, mỗi Bitcoin được giao dịch quanh mốc hơn 13.700 USD, giảm khoảng 29% từ khi đạt đỉnh kỷ lục

Trung Quốc có nhiều người đào Bitcoin nhất thế giới. Ảnh: Bloomberg.

Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ hơn, giới hạn lượng điện để đào tiền ảo. Nước này lo ngại các thợ đào đang hưởng lợi nhờ giá điện thấp tại đây. Theo Digiconomist Bitcoin Energy Consumption Index, tiền ảo tiêu thụ điện năng tương đương với 3,4 triệu hộ gia đình ở Mỹ.

Còn theo BNEF, lượng điện để đào Bitcoin tăng khoảng 20,5 terawatt giờ một năm tính đến cuối năm ngoái. Con số này tương đương với hơn một nửa lượng điện hàng năm của BHP Billiton – doanh nghiệp khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới sử dụng hay bằng một phần mười lượng điện cần để cung cấp cho Nam Phi.

Tại Trung Quốc, các thợ đào sử dụng 15,4 terawatt. Báo cáo của BNEF cho thấy, các thợ đào Bitcoin ở Trung Quốc chỉ sử dụng 0,2% lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm tại nước này, dù là cộng đồng lớn nhất thế giới.

Theo Sophie Lu – một chuyên gia tại BNEFF, đào Bitcoin tại Trung Quốc có thể lãi với chi phí cao nhất là 0,13 USD cho mỗi kilowatt. Tuy nhiên, nhiều công ty ở đây còn có thể hưởng lợi nhờ mức giá đàm phán 0,03 USD. Vì vậy, họ sẽ vẫn lãi nếu Bitcoin đạt tối thiểu 3.869 USD.

Lu cho rằng nếu Trung Quốc thắt chặt chính sách quản lý điện năng, các thợ đào sẽ dễ dàng chuyển đến các quốc gia khác. Vì các máy tính để đào tiền ảo chỉ sử dụng được hơn hai năm và các linh kiện khác cũng khá rẻ.

You are subscribed to email updates from VNCommerce Blog.
To stop receiving these emails, you may unsubscribe now.
Email delivery powered by Google
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States

❌
❌